Nguyên nhân bùng phát dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc
Tỷ lệ tiêm phòng năm sau cao hơn năm trước nhưng dịch bệnh vẫn xảy ra
Nếu như năm 2012 tỷ lệ tiêm phòng bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên trâu bò của tỉnh ta mới đạt 64%, năm 2013 là 88% thì đến năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đạt tới 99%. Tuy nhiên dịch bệnh LMLM lại xảy ra nhiều nhất trên địa bàn tỉnh ta trong những năm gần đây. Theo thống kê năm 2013 dịch LMLM xảy ra tại 78 hộ của 18 thôn thuộc 7 xã trên địa bàn 3 huyện (Pác Nặm, Ba Bể và Chợ Đồn) khiến 199 con trâu bò, dê, lợn ốm, mắc bệnh, thiệt hại do dịch khoảng trên 1.7 tỷ đồng.
Năm 2014 dịch LMLM type A xảy ra tại 88 hộ của 18 thôn thuộc 5 xã trên địa bàn 2 huyện (Pác Nặm và Ba Bể) khiến số gia súc ốm, mắc bệnh là 238 con. Thiệt hại do dịch khoảng trên 1.4 tỷ đồng. Năm 2015 tính đến ngày 10/3/2015, dịch LMLM type A xảy ra tại 101 hộ của 19 thôn thuộc 6 xã trên địa bàn 2 huyện (Ngân Sơn và Ba Bể), tổng số gia súc ốm, mắc bệnh là là 330 con.
Ngoài những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM thì giai đoạn 2012 - 2014, một số ổ dịch nhỏ lẻ gây ốm chết cho gia súc, gia cầm như: Tụ huyết trùng trâu, bò 310 con; Ký sinh trùng đường máu 13 con; Lép tô lợn 722 con; Tụ huyết trùng lợn 383 con và Newcastle gà 2.472 con… gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người chăn nuôi.
Đâu là nguyên nhân
Công tác tiêm phòng gia súc được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, tổ chức làm 02 đợt vào tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10 hàng năm. Mặc dù tỷ lệ gia súc tiêm phòng trong những năm gần đây đạt khá cao nhất là vắc xin LMLM (99%), tuy nhiên không thể khống chế được hoàn toàn dịch bởi hiện nay tồn tại nguyên nhân chính đó là: Dịch bùng phát ở những nơi người dân không tiêm phòng cho gia súc.
Cùng một loại bệnh là LMLM nhưng xuất hiện nhiều chủng, tuýp mới trong khi gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin cho những chủng, tuýp mới này. Ví dụ hiện nay tỉnh ta đang tiêm vắc xin LMLM tuýp O thì gia súc lại mắc tuýp A. Thứ nữa mặc dù gia súc đã được tiêm phòng nhưng ở thời gian về cuối tác dụng của thuốc, một số con cơ thể yếu đã không miễn được dịch nên vẫn mắc bệnh.
Bên cạnh đó còn một số nguyên nhân khác như: Khi dịch xảy ra cơ quan chuyên môn lúc đầu còn lúng túng trong tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp chống dịch. Công tác quản lý ổ dịch ở một số nơi còn yếu kém để một số hộ chăn nuôi bán chạy gia súc, gia cầm bệnh nên góp phần làm phát tán mầm bệnh. Công tác giám sát, phát hiện dịch và báo cáo dịch còn nhiều bất cập, đa số các đàn lợn, gia cầm mắc bệnh được báo cáo sau 5 - 10 ngày kể từ ngày phát bệnh, đồng thời khi thấy đàn gia súc mắc bệnh nhiều người chăn nuôi tự mua thuốc điều trị, đến khi gia súc bệnh nặng mới báo cho cơ quan thú y nên khi phát hiện thì dịch đã lây lan sang các hộ xung quanh.
Do người dân chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa quan tâm đến việc vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi được thường xuyên. Mặt khác do điều kiện thời tiết bất lợi như độ ẩm không khí cao khiến sức khoẻ của đàn gia súc, gia cầm bị giảm tạo điều kiện cho mầm bệnh trỗi dậy. Nguồn lợn giống phần lớn được nhập từ tỉnh ngoài (như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên...) tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh từ bên ngoài vào đàn gia súc, gia cầm của địa phương là rất cao. Lực lượng thú y cơ sở mỏng, trình độ chuyên môn còn hạn chế do không được đào tạo tập huấn thường xuyên, chế độ phụ cấp thấp, địa bàn rộng nên dẫn tới công tác quản lý thăm nắm tình hình dịch bệnh còn hạn chế chưa kịp thời…
Tuy nhiên thực tế cho thấy địa phương nào thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin phòng thì địa phương đó ít xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm; địa phương nào không thực hiện hoặc tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp thì địa phương đó thường xuyên xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm. Cụ thể đầu năm 2015 dịch LMLM xảy ra tại thôn Bản Liềng, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn và Thôn Ngạm Khé, xã Cao Thượng, huyện Ba Bể…Đây là những thôn người dân không chú trọng đến công tác tiêm phòng cho đàn gia súc.
Tiêm phòng vắc xin là một trong những biện pháp hữu hiệu để bảo vệ đàn gia súc trước các loại dịch bệnh rất phức tạp nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào. Khi dịch xảy ra thiệt hại thuộc về người chăn nuôi bởi giá trị của mỗi con gia súc hiện nay tương đối cao.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.
Hoạt động khai thác tôm hùm con, mà chủ yếu là nghề bẫy bắt để phục vụ nuôi trồng thủy sản trong thời gian qua đã phát triển mạnh tại vùng ven biển Bình Thuận. Việc này đã gây ảnh hưởng đến nguồn lợi tôm hùm trong tự nhiên. Đồng thời việc giăng mắc ngư lưới cụ cố định để bẫy bắt tôm hùm con tràn lan trong các khu vực ven bờ đã cản trở hoạt động đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động tắm biển, vui chơi, giải trí tại các khu du lịch ven biển, gây tranh chấp ngư trường đánh bắt, làm ảnh hưởng an ninh trật tự vùng ven biển.
Bắt đầu từ ngày 1/1/2013, hợp đồng bao tiêu sản phẩm sữa tươi giữa Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk) với 54 hộ nông dân huyện Đức Trọng lần lượt được triển khai trong thời hạn 3 năm. Đây là hợp đồng mở rộng sau thành công của một liên minh thuộc hợp phần Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng thực hiện từ năm 2010 đến năm 2012.
Chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam chỉ mới đáp ứng 25% nhu cầu thị trường nhưng người nông dân chăn nuôi bò sữa lại đang có xu hướng chuyển sang những ngành kinh doanh khác do ở những khu vực chăn nuôi bò sữa chủ yếu hiện nay, quỹ đất dành cho chăn nuôi không còn nhiều lại đang có xu hướng đô thị hóa, dẫn đến lợi nhuận thu được từ việc sử dụng đất để trồng cỏ nuôi bò dần dần sẽ không hấp dẫn bằng kinh doanh các ngành nghề khác…
Nông dân ngày nay rất sáng tạo, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao. Trong đó có nhiều mô hình nuôi rắn giúp nông dân làm giàu, phát triển kinh tế gia đình.