Nuôi thỏ kết hợp giun quế tăng thu nhập, sạch môi trường
Đến thăm khu chăn nuôi hơn 300 cặp thỏ của gia đình anh Chung, chúng tôi không thấy có mùi khó chịu như một số nơi nuôi thỏ thông thường. Anh Chung giải thích: “Toàn bộ chất thải của thỏ đều được tận dụng làm thức ăn cho giun quế nên mùi hôi hám không còn”.
Anh thiết kế chuồng nuôi cách mặt đất gần 1 mét, phía dưới là các luống giun rộng 1,2 - 1,5mét, cao chừng 16 - 17cm được xây cay bao quanh. Khoảng cách giữa các dãy chuồng nuôi thỏ 60cm. Phương pháp này giúp cả hai loài vật đều sinh trưởng tốt, khỏe mạnh. Trước hết là do gầm chuồng thỏ luôn râm mát nên giun sinh sôi nhanh. Chất thải của thỏ được phân giải hết nhờ những con giun quế đã tạo môi trường trong lành hơn nên thỏ cũng lớn nhanh, không bị bệnh nấm hay ghẻ như trước đây.
Tuy nhiên cần chú ý bổ sung mùn cưa, phun nước nhỏ giọt vào luống nuôi giun để tạo độ ẩm. Thời điểm này, giá bán thỏ giống 120 nghìn đồng/đôi, 80 nghìn đồng/kg thỏ thương phẩm, trừ chi phí anh thu về gần 10 triệu đồng/tháng. Lượng giun thu được, anh đã sử dụng một phần làm thức ăn chăn nuôi gia cầm của gia đình, số còn lại bán cho các hộ chăn nuôi và các đại lý kinh doanh mồi câu cá trong tỉnh thu về gần 70 triệu đồng/năm.
Anh Chung cho biết: “Thực tế nuôi thỏ kết hợp với nuôi giun đã tiết kiệm được chi phí đầu tư về nguồn thức ăn chăn nuôi gia cầm cũng như giảm công dọn chuồng trại lại tăng thu nhập. Áp dụng cách làm này sức khỏe người chăm sóc vật nuôi được bảo đảm an toàn do chuồng trại luôn sạch sẽ, thông thoáng”.
Có thể bạn quan tâm
Điều mọi người đều dễ nhận thấy là việc xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long còn lúng túng, diện tích cây thanh long tăng quá nhanh một cách tự phát do lợi nhuận cao. Theo kế hoạch mấy năm trước đây, diện tích cây thanh long đến năm 2015 là 15 nghìn ha, nhưng đến nay con số đã xấp xỉ 30 nghìn ha.
Tuy nhiên bà con luôn lo lắng về bệnh dịch vì năm nào cũng xảy ra dịch bệnh viêm ruột, trùng quả dưa, đốm đỏ... làm cá chết hàng loạt. Trong khi đó, bà con chủ yếu nuôi cá theo kinh nghiệm, chưa có phương pháp phòng trừ, việc chữa trị còn lúng túng, gây thiệt hại lớn đến kinh tế của các hộ nuôi...
Sau khi trừ chi phí, chủ tàu thu được hàng chục triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng. Riêng tàu cá QNg – 98214 TS của ngư dân Nguyễn Mai thu được hơn 3 tấn. Anh thu được khoản lãi gần 20 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn được chia 1 – 1,5 triệu đồng.
Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có gần 7.000 tàu cá, trong đó, có hơn 2.500 tàu công suất lớn, khai thác xa bờ. Từ ngày 1.1.2015, mùa đánh bắt thủy hải sản năm nay chính thức bắt đầu. Đến thời điểm này, nhiều tàu đánh bắt cá ngừ đại dương sau mỗi chuyến cập bờ đạt sản lượng trung bình từ 3,5 - 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi tàu lãi từ 60 - 70 triệu đồng.
Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế rủi ro thiệt hại do dịch bệnh, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản số 373/TCTS-NTTS, ngày 11/02/2015, đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh/thành phố ven biển tăng cường các biện pháp chỉ đạo quản lý thời vụ nuôi tôm nước lợ.