Làm Rõ Nguyên Nhân Sư Tử Biển Chết
Ông Lê Minh Phú, Chi cục phó Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình cho biết, cơ quan này đang cử cán bộ đến gia đình ông Nguyễn Văn Diện để điều tra nguyên nhân cái chết của con sư tử biển, qua đó sẽ làm rõ trách nhiệm liên quan...
Ông Lê Minh Phú cho biết trước đó, vào đầu tháng 8/2011, khi nghe tin về việc ngư dân tại xã Quảng Đông, Quảng Trạch bắt được sư tử biển, Chi cục đã cử cán bộ trực tiếp làm việc với gia đình ông Nguyễn Văn Diện để gia đình giao nộp con sư tử biển cho cơ quan chức năng thả nó về với tự nhiên nhưng gia đình ông Diện không chấp nhận.
Sau những yêu cầu quyền lợi từ phía gia đình ông Diện, đến giữa tháng 8, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Quảng Bình đã có biên bản làm việc giữa các bên liên quan để tìm hướng giải quyết.
Theo đó, đoàn kiểm tra liên ngành quyết định để gia đình ông Diện nuôi con sư tử biển tại gia đình đến ngày 24/8, kinh phí nuôi sẽ giải quyết khi có tờ trình từ phía gia đình.
Cũng theo ông Phú, trong thời gian qua, phía Chi cục đã liên hệ với Viện đại dương học Nha Trang và cơ quan này đã đồng ý tiếp nhận con sư tử biển này nên Chi cục đã cử cán bộ tới để nhận con sư tử biển nhưng phía gia đình không đồng ý và yêu cầu chi trả kinh phí mà gia đình đã nuôi sư tử biển trong thời gian qua là 25 triệu đồng.
Do từ trước tới nay chưa có tiền lệ xử lý việc này nên sư tử biển vẫn được nuôi tại gia đình ông Diện. Sau đó, nhiều lần Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình có công văn để tuyên truyền và vận động gia đình ông Diện trao trả con sư tử biển cho cơ quan chức năng nhưng phía gia đình vẫn không đồng ý.
Kết quả sau hai tháng nuôi tại nhà ông Diện, con sư tử biển này đã chết.
Về việc có ý kiến cho rằng sư tử biển chết do không đủ thức ăn, ông Phú nói rằng khi chưa có kết luận kiểm tra thì không thể khẳng định như vậy được. Mặt khác, sư tử biển vốn là loài động vật sống ở vùng ôn đới nên khi nuôi tại Việt Nam thì rất khó có thể thích ứng được. Tuy nhiên, nguyên nhân cái chết của con sư tử biển vẫn cần kiểm tra để làm rõ.
Trước đó, phía gia đình ông Nguyễn Văn Diện, người đã nuôi sư tử biển trong gần hai tháng qua lại khẳng định con sư tử biển này chết đói do gia đình không đủ điều kiện để cung cấp thức ăn.
Theo ông Diện, mỗi ngày sư tử biển ăn từ 3 đến 5kg cá tươi, với giá khoảng 100.000 đồng. Cũng theo ông Diện, trong hai tháng qua, phía Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình mới cử cán bộ tới xem xét tình hình và kiểm tra sức khỏe của sư tử biển khoảng hai, ba lần.
Còn vấn đề giao nhận sư tử biển thì theo như biên bản liên ngành làm việc là ngày 24/8 sẽ nhận và chi trả kinh phí nuôi cho gia đình nhưng qua hơn một tháng so với ngày hẹn vẫn không thấy động tĩnh gì.
Đã có lần gia đình hết tiền mua thức ăn cho sư tử biển nên đã làm tờ trình xin kinh phí nhưng không có cơ quan nào hồi âm.
Có thể bạn quan tâm
Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.
Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.
Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..
Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.
Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.