Trên 5.000ha lúa trong cánh đồng lớn được bao tiêu sản phẩm

Tại đây, các công ty, doanh nghiệp thu mua, chế biến lương thực như Miền Tây, Công Bình, Sông Hậu, Lộc Trời cam kết sẽ tiếp tục tham gia đầu tư sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm cho người dân canh tác theo phương thức cánh đồng lớn.
Theo đó, tổng diện tích ban đầu 8 doanh nghiệp, công ty đăng ký bao tiêu với ngành nông nghiệp Hậu Giang là trên 5.000ha lúa Đông xuân 2015 - 2016.
Trong đó, ngoài diện tích 2 cánh đồng lớn điểm của tỉnh ở xã Trường Long Tây (huyện Châu Thành A) và xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy), các doanh nghiệp, công ty còn đăng ký bao tiêu sản phẩm trong vùng quy hoạch cánh đồng lớn ở các huyện, thị xã trong tỉnh.
Đến nay, tỉnh đã xây dựng được 5 cánh đồng lớn trên lúa, kể cả 3 cánh đồng lớn của huyện Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy, với tổng diện tích 1.758ha. Hàng năm đều có các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.
Cụ thể, vụ Đông xuân 2014 - 2015 đã có 6 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn, với diện tích bao tiêu 5.450ha; vụ Hè thu 2015 là 4.000ha.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa hè thu năm 2014, huyện Vĩnh Thạnh xuống giống hơn 25.000 ha, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích với năng suất bình quân 5,5 tấn/ha. Nhờ chủ động chọn giống lúa chất lượng cao, năng suất lúa tốt, giá bán ổn định nên hầu hết bà con nông dân đều có lãi.

Xã Phước An ( huyện Nhơn Trạch) từ lâu đã nổi tiếng về nguồn thủy sản nước lợ phong phú với nhiều loài được xem là đặc sản, như: tôm sú, cua xanh, bạch tuộc, cá nâu, cá hường…

Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.

Hôm nay (1-8), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

3 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân có hơn 50.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) của hơn 20 dân tộc. Trong 5 năm qua, UBND các huyện này làm tốt công tác dân tộc nên đời sống người dân từng bước được cải thiện.