Trên 5.000ha lúa trong cánh đồng lớn được bao tiêu sản phẩm

Tại đây, các công ty, doanh nghiệp thu mua, chế biến lương thực như Miền Tây, Công Bình, Sông Hậu, Lộc Trời cam kết sẽ tiếp tục tham gia đầu tư sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm cho người dân canh tác theo phương thức cánh đồng lớn.
Theo đó, tổng diện tích ban đầu 8 doanh nghiệp, công ty đăng ký bao tiêu với ngành nông nghiệp Hậu Giang là trên 5.000ha lúa Đông xuân 2015 - 2016.
Trong đó, ngoài diện tích 2 cánh đồng lớn điểm của tỉnh ở xã Trường Long Tây (huyện Châu Thành A) và xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy), các doanh nghiệp, công ty còn đăng ký bao tiêu sản phẩm trong vùng quy hoạch cánh đồng lớn ở các huyện, thị xã trong tỉnh.
Đến nay, tỉnh đã xây dựng được 5 cánh đồng lớn trên lúa, kể cả 3 cánh đồng lớn của huyện Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy, với tổng diện tích 1.758ha. Hàng năm đều có các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.
Cụ thể, vụ Đông xuân 2014 - 2015 đã có 6 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia liên kết sản xuất theo phương thức cánh đồng lớn, với diện tích bao tiêu 5.450ha; vụ Hè thu 2015 là 4.000ha.
Related news

“Ban đầu tiếp xúc với rắn cũng sợ nhưng riết rồi quen, thậm chí cho rắn quấn vào cổ cũng chẳng sợ. Hằng ngày, việc chăm sóc rắn do tôi trực tiếp làm, còn ông xã thì lo đi tìm mồi cho rắn...”.

Điệp khúc “được mùa, mất giá” là nỗi lo sợ của bà con nông dân nói chung và những người trồng cây ăn trái nói riêng. Mùa chôm chôm năm nay cũng vậy, nhiều người đầu tư vốn liếng, công sức vào vườn cây với hy vọng sẽ thu được lợi nhuận. Thế nhưng, khi đến vụ thu hoạch thì chôm chôm bị rớt giá thê thảm, không tìm được đầu ra khiến nhiều nông dân đang hết sức băn khoăn.

Đó là anh Đào Văn Bằng- một chủ trang trại ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua luôn thành công trong chăn nuôi gà thịt quy mô lớn theo hướng tập trung để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Gần đây, anh đầu tư phát triển đàn lợn rừng vừa bán thịt, đồng thời nhân giống cũng mang nhiều kết quả khả quan.

Đến thôn 4 xã Hưng Bình – huyện Đắk Rlấp hỏi thăm nhà bác Phạm Đình Thuấn thì không ai là không biết bởi bác nổi tiếng là người cần cù chịu khó lại ham học hỏi, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất

Hết năm 2012, ngành cá tra Việt Nam đạt mục tiêu 10% sản lượng cá tra xuất khẩu nhận được chứng nhận của Hội đồng Nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC).