Trên 1600ha Ao Hồ Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Kon Tum
Toàn tỉnh đã phát triển trên 1.600ha ao hồ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là giống cá rô phi, trắm, chép, mè…)
Tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum ngày 24-3, với chính sách khuyến khích người dân mở rộng diện tích mặt nước, đưa vào nuôi trồng thủy sản góp phần tăng thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống, đến nay toàn tỉnh đã phát triển trên 1.600ha ao hồ nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là giống cá rô phi, trắm, chép, mè…), trong đó nuôi ở ao, hồ nhỏ là 600ha; nuôi ở hồ chứa thủy lợi gần 1.000ha; sản lượng khai thác đạt 640 tấn/năm.
Ngoài ra, tại huyện Kon Plông (nơi được mệnh danh là Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên) đã có 03 dự án nuôi cá nước lạnh, gồm cá hồi, cá tầm cho sản lượng cá thương phẩm cung cấp ra thị trường khoảng 15 tấn cá/năm.
Có thể bạn quan tâm
Từ hai bàn tay trắng, nhưng nhờ áp dụng mô hình nuôi cá lóc mà anh Thái Văn Luông (39 tuổi, ngụ ấp Khánh Lợi, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - An Giang) đã khá lên. Có được sự thành công ban đầu, anh mua đất đầu tư mở rộng mô hình ương nuôi cá lóc giống cũng mang lại hiệu quả cao.
Một trong những giải pháp để hình thành cánh đồng mẫu lớn là sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học). Thế nhưng từ cách làm theo kiểu “cắm biển, ghi tên” ở 2 tỉnh Thái Bình, Nam Định mà chúng tôi đã phản ánh, thì mối liên kết ấy hầu như không có gì, nếu có thì cũng rất sơ sài, lỏng lẻo.
Việc thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu ở khu vực ĐBSCL đã triển khai từ 15.6, nhưng 4 ngày qua giá lúa vẫn không tăng, nông dân vẫn chưa được hưởng lợi...
Ngày 18-6, Liên minh Châu Âu (EU) cam kết tài trợ vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) cho Việt Nam trong năm 2013 là 743 triệu Euro (tương đương 965 triệu USD).
Như nhiều người cùng quê Quảng Ngãi, Nguyễn Thị Mơ vào Phan Thiết tìm việc làm. Mấy tháng đầu Mơ gánh cá thuê ở Cảng cá Cồn Chà. Rồi khi cá ít mà người gánh lại đông, cô thường ngồi không nhiều ngày.