Thủ lĩnh đa năng hết lòng với nông dân
Nhiệt tình với công việc
Năm 1981, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Hùng trở về quê theo học lớp sơ cấp y tá.
Học xong ông về làm y tá cho trạm xá của Nông trường Tây Hiếu 1, rồi làm y tá thôn Phú Tân từ năm 1996 đến nay.
Đồng lương y tá ít ỏi, chẳng thể nuôi nổi gia đình, ông Hùng làm thêm đủ nghề phụ để kiếm sống, từ chăn nuôi lợn, gà, nuôi ong, trồng cao su...
Ông Nguyễn Trọng Hùng theo dõi, kiểm tra đàn ong mật của gia đình.
Thấy ông Hùng trồng cây gì, nuôi con gì cũng cho năng suất và hiệu quả cao, năm 2007, bà con tín nhiệm bầu ông làm chi hội trưởng ND thôn Phú Tân.
Chi hội hoạt động èo uột, bà con không hứng thú tham gia các hoạt động của Hội.
“Để thu hút hội viên tham gia sinh hoạt hội thì phải chỉ ra được lợi ích của họ khi vào Hội.
Tôi đến từng nhà xem hội viên, ND thôn mình cần gì để tham mưu, đề xuất với cấp trên có phương án hỗ trợ thiết thực.
Về phía bản thân, có kinh nghiệm nuôi trồng gì tôi đều “dốc hết” ra chỉ dạy bà con” - ông Hùng thổ lộ.
Ngoài ra, với vai trò là tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) ông Hùng làm hết trách nhiệm để hội viên vay vốn phát triển sản xuất.
Như ông Hùng suy nghĩ, phải có vốn làm ăn ND mới thực sự bứt phá được.
Hiện, tổ TKVV thôn Phú Tân do ông quản lý có số dư nợ hơn 800 triệu đồng cho 55 hộ vay vốn.
Địa chỉ tin cậy cho ND học hỏi
Thấy tôi ôm đồm nhiều việc mà lương chẳng đáng là bao, vợ con nhiều khi phàn nàn, khuyên nghỉ nhưng tôi không đành, bà con đã tín nhiệm bầu mình thì vất vả mấy, mình vẫn phải có trách nhiệm với họ…” . Ông Nguyễn Trọng Hùng
Là người đầu tiên trong xã thử nghiệm nuôi dê, ông Hùng kể: “Năm 2010, thấy mô hình nuôi dê cho thu nhập cao, phù hợp với điều kiện địa phương, tôi bèn ra Thanh Hóa tìm hiểu rồi quyết định mua 30 con dê về nuôi.
Vừa nuôi, vừa rút kinh nghiệm; tìm tòi qua sách, báo, đến nay đàn dê của tôi phát triển tốt.
Từ nuôi dê tôi thu lãi khoảng hơn 120 triệu đồng/năm”.
Thấy nuôi dê không cần vốn đầu tư nhiều mà thu nhập lại cao, ông Hùng vận động hội viên phát triển và nhân rộng mô hình ra toàn thôn.
Đến nay toàn thôn Phú Tân có hơn 50 hộ nuôi dê với quy mô lớn, nhỏ khác nhau.
Ông Nguyễn Xuân Hòe là 1 trong nhiều hội viên được ông Hùng giúp đỡ nhiệt tình về vốn và kỹ thuật nuôi dê cho biết: “Trước đây gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo nhiều năm liền.
Từ chăn nuôi dê gia đình tôi đã thoát nghèo.
Có được điều này là nhờ sự giúp đỡ rất lớn của anh Hùng.
Không chỉ tạo điều kiện cho vay vốn nuôi dê mà gặp bất cứ khó khăn gì trong quá trình nuôi, anh Hùng đều giúp tôi nhiệt tình” - ông Hòe phấn khởi nói.
“Để các hộ nuôi dê làm ăn bài bản, ông Hùng đứng ra thành lập tổ ND liên kết chăn nuôi dê thôn Phú Tân.
Hoạt động chủ yếu của tổ là giúp ND tiếp cận khoa học kỹ thuật; hỗ trợ đầu vào, bao tiêu đầu ra; giúp hội viên mở rộng chăn nuôi, nâng cao thu nhập.
Hiện, mỗi tháng tổ đứng ra bao tiêu cho hội viên 1-1,5 tấn dê thịt với giá dao động từ 140.000 – 145.000 đồng/kg hơi”.
Thắc mắc làm thế nào để có thể kiêm nhiệm nhiều “chức” mà việc công, việc tư đều suôn sẻ, ông Hùng cười bảo: “Nếu biết sắp xếp công việc khoa học, hợp lý thì không khó”.
Có thể bạn quan tâm
Anh Nguyễn Văn Tới, ấp Nam, đang chăm sóc 2 công rau cho biết, anh vừa mới thu hoạch được trên 1 tấn rau tía tô, bán với giá 11.000 đồng/kg. Trước đó, anh thu hoạch ngò gai cũng bán được giá cao. “Với giá này, người trồng rau đảm bảo có lời” - anh Tới phấn khởi nói.
Từ phong trào này, nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất và có trên 60% số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Các hội viên SXKD giỏi đã phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái giúp đỡ những hộ có điều kiện kinh tế khó khăn.
Ngay sau khi nhà máy chế biến sơ ri được khởi công, chúng tôi đã tìm đến ông Nguyễn Văn Thông, người gắn bó cả đời với cây sơ ri Gò Công; đồng thời là Chủ nhiệm HTX Sơ ri Bình Ân (Gò Công Đông).
Phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, những năm qua, trên địa bàn huyện Mường Ảng đã xuất hiện nhiều tấm gương cựu chiến binh (CCB) làm kinh tế giỏi. Trong đó có ông Lường Văn Tụi ở bản Bua, xã Ẳng Tở phát triển kinh tế mô hình VAC. Hàng năm mô hình kinh tế của ông cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Với nhiều hoạt động thiết thực giúp hội viên nông dân vươn lên phát triển kinh tế, nổi bật là hoạt động ủy thác cho vay vốn, Hội Nông dân tỉnh đã trở thành “cầu nối” quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.