Trồng nấm dễ học, nhanh có thu nhập
Khá giả từ nấm
Bà Đào Thị Thiện – Giám đốc HTX Nấm Sáng Thiện là một trong những người trồng nấm đầu tiên ở Quảng Tiến.
Trước đây, cuộc sống gia đình bà Thiện chỉ trông chờ vào vài sào ruộng nên rất khó khăn, thường xuyên trong cảnh thiếu trước hụt sau.
Năm 2005, tình cờ xem truyền hình thấy mô hình trồng nấm đơn giản, vốn đầu tư ít mà thu nhập cao, bà Thiện bèn bắt tay trồng thử.
Xuất phát điểm với vài trăm m2 chuyên trồng nấm sò, nấm rơm, sau 2 năm bà Thiện đã mở rộng thành nhiều trại nấm với diện tích lên tới cả nghìn m2, trồng nhiều loại nấm khác nhau như rơm, sò, mỡ, mộc nhĩ, linh chi.
Bà Đào Thị Thiện (ngoài cùng bên trái) – Giám đốc HTX Nấm Sáng Thiện chia sẻ kỹ thuật trồng nấm linh chi cho người dân.
Nhờ trồng nấm, cuộc sống gia đình bà Thiện trở nên khá giả.
Bà Thiện chia sẻ: “Nhận thấy nhu cầu nghề nấm phát triển cao, từ năm 2008, tôi đã đứng lên tổ chức dạy nghề trồng nấm cho bà con có nhu cầu.
Tháng 7.2010, tôi thành lập HTX Sáng Thiện, với 10 xã viên.
Ngoài việc tập trung sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nấm, HTX cũng luôn coi trọng công tác đào tạo, dạy nghề.
Tính từ năm 2008 đến tháng 10.2015, bản thân tôi và HTX đã phối hợp với các ban ngành tổ chức dạy nghề và chuyển giao kỹ thuật trồng nấm cho gần 400 lượt học viên.
Sau khi học xong, hầu hết học viên đã nuôi trồng thành công và có thu nhập khá”.
Tạo điều kiện cho người trẻ học nghề
" Sau học nghề, bất cứ học viên nào gặp khó khăn trong quá trình trồng nấm, HTX đều chỉ dạy nhiệt tình và nếu có điều kiện HTX còn cử người xuống tận nơi hỗ trợ học viên”. Bà Đào Thị Thiện – Giám đốc HTX Nấm Sáng Thiện
Là một trong những bạn trẻ đang học trồng nấm, em Phạm Thị Tâm (Thái Bình) chia sẻ: “Em vừa tốt nghiệp đại học, nhưng em cũng rất đam mê trồng trọt và thích kinh doanh.
Đọc báo, em thấy trồng nấm cho thu nhập cao nên đã đến HTX Nấm Sáng Thiện học nghề.
Sau chuyến này về, em sẽ cân nhắc kỹ việc đi làm cho các công ty hay mở trại lán trồng nấm”.
Đi thăm trại trồng nấm của HTX, chúng tôi gặp chị Nguyễn Thị Thúy (xã viên của HTX) đang cẩn thận thu hoạch những cánh nấm linh chi trái vụ nhưng to, đều, dày cùi màu vàng gỗ rất đẹp.
Chị Thúy cho biết học nghềtrồng nấm ở đây từ năm 2009, sau đó chị xây dựng lán trại trồng nấm ở nhà.
Gần đây, chị xin làm xã viên của HTX Sáng Thiện.
Theo chị Thúy, cái hay nhất của nghề trồng nấm là tận dụng được sản phẩm phụ của nhà nông như rơm, rạ...
Nhờ trồng nấm mà gia đình chị có thu nhập khá, nuôi con ăn học đầy đủ.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Thìn – Phó Giám đốc HTX cho biết: Trồng nấm tuy đơn giản, thu nhập cao nhưng cũng dễ gặp rủi ro.
Vì vậy, từ khâu làm nguyên liệu, chăm sóc đến khi thu hoạch, người làm phải thực hiện đúng kỹ thuật.
Trong 14 ngày học nghề (3 ngày học lý thuyết, 11 ngày học thực hành), các học viên sẽ được HTX hướng dẫn cặn kẽ từ cách trồng, chăm sóc đến thu hoạch 5 loại nấm (rơm, mỡ, sò, mộc nhĩ, linh chi).
Hiện, chi phí cho mỗi khóa học là 1,5 triệu đồng, học viên ở xa nếu có nhu cầu sẽ được HTX bố trí chỗ ăn, ở.
Học viên chỉ đóng 50.000 đồng/ngày tiền ăn, còn đồ dùng sinh hoạt hàng ngày (xà phòng, dầu gội…) HTX hỗ trợ cho học viên.
Có thể bạn quan tâm
Trong thời gian tới, 6 tỉnh Sơn La, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Đăk Lăk, Bà Rịa- Vũng Tàu và Đồng Tháp nhiều khả năng sẽ bắt đầu trồng bắp (ngô) biến đổi gen dưới dạng mô hình trình diễn.
Nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp Mỹ Steve Mirsky cùng với các nhà nghiên cứu khác tiến hành trồng một cánh đồng lúa mạch đen, trước khi mùa gieo hạt.
Bên cạnh, rải rác khắp các xã, bà con còn thả nuôi trong vèo được 1.795 vèo (tương đương 8.975m3 nước) và nuôi trong ao, mương vườn gia đình được 52ha. Ngoài ra, nông dân 2 xã: Mỹ Thuận và Nguyễn Văn Thảnh cũng đã được ngành nông nghiệp hỗ trợ nuôi 2ha theo mô hình lúa - cá, đạt hiệu quả khá.
Tổ nuôi cá nước ngọt Lạc Địa (xã Phú Lễ - Ba Tri - Bến Tre) là 1 trong 53 mô hình về liên kết sản xuất hoạt động có hiệu quả của nông dân huyện Ba Tri. Sau 3 năm hoạt động, nhiều tổ viên đã có nguồn thu nhập khá hơn.
Theo nhìn nhận chung của nhiều chuyên gia về nông nghiệp, năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành Chăn nuôi Việt Nam.