Chăm sóc bưởi Diễn sau thu hoạch bằng NPK Văn Điển

Giúp bưởi sai hoa, sai trái
Bưởi Diễn có nguồn gốc từ Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Bưởi Diễn có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng để đạt năng suất cao, bà con nên chọn đất có tầng canh tác dày từ 0.6 - 1m, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước, pH từ 5.5 – 6.
Cây cao tán rộng, sản lượng thu hoạch quả lớn do vậy bưởi Diễn yêu cầu trình độ thâm canh cao, nhất là phải đầu tư nhiều phân bón nên phải bón loại phân giàu chất dinh dưỡng, tỷ lệ đạm, lân, kali cân đối, phân có tính kiềm và có đầy đủ các chất trung và vi lượng.
Với đặc điểm như trên nên bón phân Văn Điển cho bưởi Diễn rất hiệu quả.
Ông Bùi Đức Thủy – Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Đan Phượng (Hà Nội) cho biết: “Cách đây vài năm, các nhà vườn sử dụng thường xuyên phân lân Văn Điển, đến nay đa số đã chuyển sang bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho bưởi Diễn, bởi có các chất trung và vi lượng rất cần thiết cho cây trồng nói chung, nhất là các cây ăn quả đặc sản.
Ngoài việc tăng năng suất, phân đa yêu tố NPK Văn Điển còn hạn chế sâu bệnh, tăng hương vị và giúp quả có mẫu mã đẹp hơn, góp phần sản xuất ra bưởi Diễn ngon và an toàn”.
Đồng tình với nhận xét của ông Thủy về vai trò của phân Văn Điển đối với bưởi Diễn, ông Đàm Văn Quý, đội 2, xã Thượng Mỗ, huyện Đan Phượng cho biết thêm: “Chọn bón phân NPK Văn Điển, bà con sẽ giảm được số lần bón so với phân đơn: Đạm, lân, kali riêng rẽ.
Bón nhiều đạm urê làm cho đất càng chua, lá xanh đen, rậm rạp, cành cây dễ gẫy, sâu đục thân nhiều, quả chín không chắc, thịt quả nhão, ăn nhạt.
Phân Văn Điển giúp bưởi sai hoa, tỷ lệ đậu quả cao, hạn chế tác hại của rét đậm và sương muối nên những năm bưởi ra hoa gặp thời tiết khắc nghiệt vẫn được mùa”.
Hai loại phân bón cho bưởi Diễn
Không chỉ riêng huyện Đan Phượng mà ở các tỉnh và các huyện khác, cán bộ và bà con nông dân cũng nhắc tới vai trò của phân Văn Điển đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng bưởi Diễn.
Nhất là vai trò của các chất trung và vi lượng vì có cơ sở khoa học: Thiếu Zn lá non nhỏ và có các vết bệnh dưới gân lá, triệu chứng giống bệnh Greening thường gặp ở đất quá chua hoặc kiềm.
Thiếu Mg lá già, có nhiều vệt vàng ở cả hai mặt gân lá chính, bị nặng lá sẽ rụng.
Thiếu Mn giống triệu chứng thiếu Zn, chỉ khác là các vệt màu xanh nhạt chứ không phải màu vàng.
Thiếu Fe giống triệu chứng thiếu Zn, thiếu Mn nhưng chỉ ở những lá non.
Thiếu vi lượng làm cây mất cân đối về dinh dưỡng dễ xảy ra bệnh vàng lá, rụng hoa, rụng quả non.
Ngoài ra vi lượng như Zn, Mg, còn tăng sức đề kháng cho cây, giúp giảm số hạt, tăng hương vị, làm đẹp mã cho quả.
Hai loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển bón cho bưởi Diễn là: NPK 5.10.3 (dạng vê viên) và NPK 16.6.16.
Các phân trên ngoài đạm, lân, kali còn có đầy đủ các chất trung và vi lượng.
Số lượng phân đầu tư tùy theo năng suất và tùy tuổi cây.
Một năm có 3 lần bón: Lần 1: Thúc cành xuân, đón hoa (tháng 2): Bón 1 cây 1 – 2kg phân NPK Văn Điển 16.6.16.
Lần 2: Thúc cành hè, nuôi quả (tháng 4, tháng 5): Bón 1 cây 1 – 2kg phân NPK Văn Điển 16.6.16.
Lần 3: Bón ngay sau thu hoạch quả (tháng 11, 12), bón 1 cây từ 1 – 2kg phân NPK Văn Điển 5.10.3.
Bón lần này là quan trọng nhất, ảnh hưởng tới năng suất lớn nhất vì nó cung cấp dinh dưỡng giúp cây chóng hồi phục qua nhiều tháng nuôi quả đã bị kiệt sức.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều DN và trang trại ở Đông Nam bộ vẫn cho rằng, nếu liên kết với nhau tạo thành chuỗi giá trị thực sự, gà trắng Việt Nam vẫn có thể đứng vững.

Ngoài chất cấm, các loại thức ăn bổ sung có ghi nhãn siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,... cũng được bày bán và sử dụng tràn lan trong chăn nuôi.

Ngày 13/10, Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Darmin Nasution cho biết quốc gia này đang thảo luận với Việt Nam và Thái Lan về khả năng nhập khẩu gạo từ hai nước trên nhằm ứng phó với tác động của hiện tượng El Nino.

Mới qua 3/4 thời gian đã thấy rõ “đích” xuất nhập khẩu (XNK) cả năm 2015. Sự phục hồi của nền kinh tế khá thuyết phục với mức tăng GDP 9 tháng đạt 6,5%- cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước. Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt.

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít DN thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.