Một Ký Cá, Tôm Xuất Khẩu Gánh Gần 10 Loại Phí

Hiện một ký cá, tôm phải chịu gần 10 loại phí khác nhau trước khi lên tàu xuất khẩu đi các thị trường - đó là ý kiến phản ánh của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) trong công văn gửi Bộ Công thương.
Theo Vasep để xuất khẩu hải sản đi các thị trường các doanh nghiệp phải trả các loại phí như phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), phí tắc nghẽn cảng (PCS)...
Ngoài ra, chủ hàng còn phải đóng thêm các loại phí khác như phí làm thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường, phí giao hàng lẻ theo container....
Trong đó, một số loại phí là do các cảng thu, nhưng thực tế các chủ tàu thu của doanh nghiệp rồi mới nộp lại cho cảng.
Có một số loại phí chủ tàu thu cao hơn mức quy định của cảng như phí dịch vụ container mức thu của cảng là 20 đô la Mỹ/cho container 20 feet và 35 đô la Mỹ cho container 40 feet nhưng chủ tàu thu của doanh nghiệp 60-70 đô la Mỹ/container 20 feet và 100-120 đô la Mỹ cho mỗi container lớn.
Trong công văn gởi cho Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Hải quan và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep dẫn ra, hiện nhiều hãng tàu thu các loại phí nhưng không thông báo hoặc thông báo trong thời gian rất ngắn và với mức thu rất khác nhau, gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp.
Việc thu các phụ phí quá lớn như vậy còn làm tăng chi phí vận chuyển, dẫn đến giá thành tăng, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
Theo Vasep, so với 2013, năm nay các loại phí này tăng 20-30% khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm mạnh. Chưa kể, trong những năm gần đây, giá cước vận tải biển tại Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines... từ 10–15% mỗi container 20 feet và điều đó đang làm mất đi khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu nói riêng, ngành hành thủy sản nói chung.
Từ tháng 3-2011 đến nay, các loại phí tại các cảng đều tăng. Dù các doanh nghiệp phản ánh rất nhiều lần việc tăng một số loại phí là vô lý nhưng các loại phí vẫn không giảm mà còn tăng lên.
Có thể bạn quan tâm
Sau lũ, người trồng dưa bãi bồi sông Trà lại bắt tay xuống giống vụ dưa mới với hy vọng gỡ lại những thiệt hại do trận lũ trái mùa gây ra. Tuy nhiên, nhiều mối lo về thời tiết bất thường, rủi ro của thị trường dưa hấu vẫn đang “ám ảnh” người trồng dưa.

Trong tuần qua, chuối đã được tiêu thụ mạnh trở lại trên địa bàn huyện này. Theo một số hộ trồng chuối ở huyện Tuy An (Phú Yên), toàn bộ chuối ở các xã An Xuân, An Lĩnh và An Thọ được tư thương về tận thôn, xóm thu mua, sau đó tập kết tại thị trấn Chí Thạnh để chuyển lên các xe container đưa sang Trung Quốc tiêu thụ, mỗi ngày 60 tấn.

Đó là những cây nhãn trồng riêng lẻ trong vườn nhà dân không vì mục đích kinh doanh, chỉ lấy bóng mát. Ngành chuyên môn sẽ vận động, thuyết phục người dân đốn bỏ triệt để những cây nhãn này trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh chỗi rồng trên cây nhãn năm nay.
Thời gian gần đây, mô hình trồng mận An Phước trong nhà lưới mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nhà vườn Lai Vung (Đồng Tháp). Với mô hình sản xuất này, trung bình 1.000m2 mỗi năm nhà vườn có thể lãi từ 60 - 70 triệu đồng.

“Nôm na thì cứ gọi nhãn Miếu, vì cây nhãn nằm gần ngôi miếu cổ, hoặc nhãn điếc vì quả có hạt nó rất nhỏ, nhăn nheo hoặc không có hạt, nhưng hương vị của nó thì… miễn chê” - Ông Vương Đăng Chính người làng Tân Chính, xã Đại Hoá, huyện Tân Yên (Bắc Giang) cho biết như vậy.