Cựu Chiến Binh Làm Giàu Từ Chăn Nuôi

Ông Lê Minh Đồng ở ấp Bào Cỏ, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo không chỉ là một hội viên cựu chiến binh gương mẫu mà còn làm kinh tế giỏi. Từ phát triển mô hình kinh tế chăn nuôi heo, mỗi năm gia đình ông thu nhập được hàng trăm triệu đồng.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Đồng cho biết, năm 1977 khi ông xuất ngũ trở về địa phương cũng là thời điểm kinh tế đất nước gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình lúc đó chỉ có vài sào ruộng. Rồi các con ông cũng lần lượt ra đời, gánh nặng kinh tế đổ dồn lên đôi vai của người chủ gia đình. Bản chất người lính không cam chịu trước hoàn cảnh đã thôi thúc ông tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế.
Năm 2002, nhận thấy lợi thế của gia đình là diện tích đất rộng, ông Đồng đã mạnh dạn vay ngân hàng để đầu tư nuôi heo theo mô hình khép kín, hợp đồng với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam. Ngay lần đầu tiên ông đã nuôi 200 con heo thịt, nhưng do không có kinh nghiệm chăn nuôi nên ông thất bại.
“Thời đó tôi đã không tìm hiểu nhiều về kỹ thuật chăn nuôi nên đàn heo bị bệnh chết gần hết chỉ còn gần 60 con. Sau lần đó, vợ tôi khuyên nên chuyển làm việc khác vì trong nhà không những đã cạn vốn lại còn đang nợ ngân hàng, nếu nuôi tiếp mà thất bại sẽ vỡ nợ. Nhưng tôi không chịu chấp nhận thất bại, đã quyết tâm nuôi tiếp”, ông tâm sự.
Đánh giá về mô hình chăn nuôi của ông Đồng, ông Phạm Thanh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Hòa cho biết: “Đây không chỉ là mô hình chăn nuôi heo khép kín cho hội viên thu nhập cao, mà đây còn là mô hình điển hình của xã, không gây ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tận dụng được phân bón và giúp nông dân có phân bón cho cây trồng mà chủ trang trại lại có thêm thu nhập”.
Được Hội Nông dân xã cho đi học lớp tập huấn và giới thiệu tham quan qua các mô hình nuôi heo thành công, ông được học hỏi thêm kỹ thuật chăm sóc và về ứng dụng vào mô hình của mình. Từ đó, mô hình nuôi heo của ông đã được hạn chế, ngăn ngừa các rủi ro từ mối nguy cơ gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thịt heo, môi trường, sức khỏe lao động. Cứ như vậy, những lứa tiếp theo, heo của ông không bị bệnh, tỷ lệ chết giảm đến mức thấp nhất.
Hiện nay, ông Đồng đang có 4 trại heo với tổng đàn 1.300 con heo thịt. Mỗi năm ông xuất được 2 lứa heo, trừ chi phí hết còn lại ông thu về được 400 triệu đồng. Trên gương mặt lộ nét vui mừng, ông Đồng tươi cười chia sẻ với chúng tôi: “Chúng tôi nuôi heo khỏe mạnh, công ty đến cân đủ ký còn thưởng cho chúng tôi tiền. Nhờ vào mô hình nuôi heo này mà gia đình tôi đã có tiền để cho con ăn học”.
Để bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm và phát triển chăn nuôi bền vững, ông Đồng đã đầu tư thành lập công ty sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ.
“Tôi có người con được đi học hỏi, tham quan những mô hình về công nghệ sản xuất vi sinh hữu cơ ở Mỹ và Nhật, từ cách ủ, trộn phân đến khâu đóng bao bì. Nên tôi nghĩ cần phải ứng dụng vào trang trại của mình để không gây ô nhiễm môi trường và cung cấp phân bón cho nông dân”, ông Đồng nói.
Hiện nay, ngoài tiền thu nhập từ các lứa heo, bình quân mỗi năm ông Đồng còn thu thêm được 200 triệu đồng từ việc bán phân vi sinh hữu cơ. Ông Đồng cho biết thêm, nếu ai mua phân mà không có tiền để trả ông sẽ cho trả chậm sau thời gian vài tháng.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trên 250 ha. Những năm qua, tình hình dịch bệnh tôm nuôi gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi tôm ở đây, nên diện tích nuôi tôm ngày càng giảm đáng kể. Trước thực trạng đó, huyện đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp hướng đến nuôi tôm bền vững.

Từ năm 1999, khi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm sú thâm canh thành công thì phong trào nuôi tôm bắt đầu phát triển, ngày càng mở rộng và khởi sắc. Hiện nay, diện tích nuôi tôm thâm canh trên 10 ngàn héc-ta, tập trung ở Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú.

Tôm hùm ở Khánh Hòa rớt giá từ 400.000 - 750.000 đồng/kg. Việc mua bán phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc khiến nuôi loài thủy sản có giá trị này như bước vào canh bạc
Từ đầu tháng 4/2015 đến nay, liên tục trong 02 đợt thu mẫu giám sát mầm bệnh tại số kênh cấp của vùng nuôi tôm tập trung trên địa bàn của huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho thấy tỷ lệ mẫu nhiễm vi rút gây bệnh đốm trắng rất cao (chiếm trên 80% số mẫu giám sát), kết hợp với tình trạng nắng nóng từ đầu tháng tư đến nay và dự báo là sẽ còn kéo dài chính là điều kiện bất lợi dễ dẫn đến tình trạng lây lan dịch bệnh trên tôm nuôi.

Hàng năm vào mùa sứa biển, vùng biển xã đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) lại trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Mỗi ngày, ở đây có đến hàng trăm tàu, thuyền, mủng đánh bắt sứa; sản lượng ước tính 7 - 8 vạn đầu con. Tuy nhiên, mùa sứa năm nay ở Quan Lạn được cho là buồn nhất trong 5 năm trở lại đây, bởi mức tiêu thụ giảm mạnh.