Trầu Bà Dễ Trồng, Ít Tốn Phân
Trầu bà là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, trồng quanh năm, có thể trồng trong đất và trồng bằng phương pháp thủy canh.
Yêu cầu nhiệt độ: Thích hợp trong khoảng 17 độ C - 30 độ C. Cây trầu bà không chịu ánh sáng mạnh, cần làm giàn, có lưới che bớt ánh sáng, ánh sáng thích hợp từ 50 – 60%.
Yêu cầu đất trồng: Tất cả các loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng. Nên chọn đất ở chỗ cao ráo, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Đất cuốc sâu kỹ trộn phân chuồng thật hoai, nếu có thêm than củi vụn để lâu ngày trộn thêm vào càng tốt. Trầu bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần bón phân quá nhiều sau đó, nếu có bón nên bón phân dưới dạng dung dịch dinh dưỡng để cây dễ hấp thụ.
ThS Khánh Thị Bích Thủy Trầu bà dễ trồng, ít dịch bệnh.
Yêu cầu nước và độ ẩm: Độ ẩm trung bình, nhu cầu nước trung bình, nên tưới nước thường xuyên vì nếu đất quá khô cây sẽ bị héo lá. Nhưng cũng phải chú ý đến lượng nước tưới, nếu quá nhiều nước có thể gây thối rữa thân cây và vàng lá. Giống: Chọn những nhánh lươn chắc khỏe không non không già quá cắt đoạn dài mang 5 - 10 mắt, mỗi nọc (gốc) trồng từ 3 - 5 đoạn tùy theo nọc to hay nhỏ.
Làm giàn hoặc cắm nọc để trầu leo. Nọc là nơi để dây trầu bám vào nên cần vững chắc để không bị đổ ngã khi mưa gió. Nếu có các loại cây gỗ lõi tốt chịu mưa nắng không hư mục, đường kính chừng 15cm, đốt cháy sém phần bên ngoài làm nọc là tốt nhất (theo dân gian nọc cháy sém sẽ cho trầu có chất lượng thơm ngon đậm đà). Hoặc cho leo lên cây cau, tường gạch hoặc các loại cây trụ sống khác, kể cả trụ bê tông cũng được.
Trầu bà ít bị sâu hại, trong quá trình sinh trưởng cứ 2 tuần ta tưới phân một lần có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá. Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau: Phân chuồng hoai mục: 5 tấn, phân lân 10kg, tro trấu 40 bao, phân urê: 10 - 15kg hoặc DAP với liều lượng tương ứng.
Bón lót toàn bộ phân chuồng. Đào hố bỏ phân vào trộn đều với đất. Sau đó rải một lớp đất mặt với tro trấu bên trên. Lượng phân còn lại chia đều bón thúc khoảng 3 – 5 lần trong suốt quá trình sinh trưởng. Chú ý tưới đủ nước cho cây 1 lần/ngày, vào những ngày mưa thì không cần tưới.
Tỉa bỏ những lá già, héo úa để cây trông hấp dẫn hơn và hạn chế sâu bệnh gây hại. Trầu bà vàng cũng có một số kẻ thù như nhện ve, rệp và một số loài nấm, vi khuẩn gây thối rữa cây, vàng lá... Sau khi trồng 5 – 7 tháng là có thể thu hoạch được.
Có thể bạn quan tâm
Xứ Nghệ (Nghệ An – Hà Tĩnh) là vùng đất có tiềm năng, lợi thế lớn về sản xuất lúa nước, có nhiều vùng sản xuất trọng điểm được xem là “vựa lúa” như các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Đô Lương, Đức Thọ, Cẩm Xuyên, Thạch Hà…, với nhiều giống lúa gạo thơm ngon nổi tiếng.
Ông Lê Duy Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Thuận, cho biết: Thời gian qua, 23 hộ dân ở hai thôn Nhân Ân và Lộc Hạ của xã đã cắm cọc, bao lưới trên đầm, với tổng diện tích khoảng 5 ha để nuôi trồng, khai thác thủy sản trái phép như sìa, tôm, cua, cá… gây cản trở dòng chảy, giao thông trên đầm Thị Nại và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của đầm.
Theo ước tính, nuôi 1 kg cá bổi ban đầu đến khi thu hoạch mất 2,5 kg thức ăn. Ngoài ra, các chi phí khác như cải tạo ao đầm, thuê nhân công chăm sóc đều cao hơn năm trước. Năm nay sản lượng cá bổi thả nuôi không tăng so với trung bình hàng năm, nhưng lượng cá bổi đổ về từ các tỉnh khác tăng mạnh, khiến nguồn cung vượt cầu.
Với quy mô 1ha gồm 5 hộ tham gia, đây là những hộ đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình như: Có diện tích ao nuôi tối thiểu là 1.000 m2 trở lên, có nhân công lao động để chăn nuôi cá và có vốn đối ứng để đầu tư mua thức ăn. Tham gia mô hình, các hộ được cấp 100% cá giống, cá rô phi dòng GIFT đơn tính đực, 50% thức ăn hỗn hợp, thuốc sát trùng, vôi bột; được tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, một số loài cá truyền thống.
Ngày 13-12, tại nhà ông Nguyễn Văn Nam (ấp 4, xã Tân Lập I), Trạm Khuyến nông huyện Tân Phước phối hợp với Hội Nông dân xã Tân Lập 1 tổ chức tổng kết mô hình trình diễn xử lý mãng cầu.