Trầu Bà Dễ Trồng, Ít Tốn Phân

Trầu bà là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc, trồng quanh năm, có thể trồng trong đất và trồng bằng phương pháp thủy canh.
Yêu cầu nhiệt độ: Thích hợp trong khoảng 17 độ C - 30 độ C. Cây trầu bà không chịu ánh sáng mạnh, cần làm giàn, có lưới che bớt ánh sáng, ánh sáng thích hợp từ 50 – 60%.
Yêu cầu đất trồng: Tất cả các loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu chất dinh dưỡng. Nên chọn đất ở chỗ cao ráo, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Đất cuốc sâu kỹ trộn phân chuồng thật hoai, nếu có thêm than củi vụn để lâu ngày trộn thêm vào càng tốt. Trầu bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần bón phân quá nhiều sau đó, nếu có bón nên bón phân dưới dạng dung dịch dinh dưỡng để cây dễ hấp thụ.
ThS Khánh Thị Bích Thủy Trầu bà dễ trồng, ít dịch bệnh.
Yêu cầu nước và độ ẩm: Độ ẩm trung bình, nhu cầu nước trung bình, nên tưới nước thường xuyên vì nếu đất quá khô cây sẽ bị héo lá. Nhưng cũng phải chú ý đến lượng nước tưới, nếu quá nhiều nước có thể gây thối rữa thân cây và vàng lá. Giống: Chọn những nhánh lươn chắc khỏe không non không già quá cắt đoạn dài mang 5 - 10 mắt, mỗi nọc (gốc) trồng từ 3 - 5 đoạn tùy theo nọc to hay nhỏ.
Làm giàn hoặc cắm nọc để trầu leo. Nọc là nơi để dây trầu bám vào nên cần vững chắc để không bị đổ ngã khi mưa gió. Nếu có các loại cây gỗ lõi tốt chịu mưa nắng không hư mục, đường kính chừng 15cm, đốt cháy sém phần bên ngoài làm nọc là tốt nhất (theo dân gian nọc cháy sém sẽ cho trầu có chất lượng thơm ngon đậm đà). Hoặc cho leo lên cây cau, tường gạch hoặc các loại cây trụ sống khác, kể cả trụ bê tông cũng được.
Trầu bà ít bị sâu hại, trong quá trình sinh trưởng cứ 2 tuần ta tưới phân một lần có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá. Lượng phân bón cho 1.000m2 như sau: Phân chuồng hoai mục: 5 tấn, phân lân 10kg, tro trấu 40 bao, phân urê: 10 - 15kg hoặc DAP với liều lượng tương ứng.
Bón lót toàn bộ phân chuồng. Đào hố bỏ phân vào trộn đều với đất. Sau đó rải một lớp đất mặt với tro trấu bên trên. Lượng phân còn lại chia đều bón thúc khoảng 3 – 5 lần trong suốt quá trình sinh trưởng. Chú ý tưới đủ nước cho cây 1 lần/ngày, vào những ngày mưa thì không cần tưới.
Tỉa bỏ những lá già, héo úa để cây trông hấp dẫn hơn và hạn chế sâu bệnh gây hại. Trầu bà vàng cũng có một số kẻ thù như nhện ve, rệp và một số loài nấm, vi khuẩn gây thối rữa cây, vàng lá... Sau khi trồng 5 – 7 tháng là có thể thu hoạch được.
Related news

Hiện nay, 8/10 bản có điện lưới quốc gia, hầu hết các bản được đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, nước sinh hoạt. Địa phương có lợi thế nguồn lao động dồi dào, an ninh trật tự tốt, nhân dân tích cực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập từ sản xuất cây trồng, vật nuôi thấp, đời sống nhân dân khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 58%.

Thật may mắn cho chúng tôi khi đến thăm gia đình cựu thanh niên xung phong (TNXP) Hà Đức Ngọ, đội 13B, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên lúc ông mới trở về từ ruộng lúa. Vì bình thường, ít có lúc nào ông rảnh rỗi ở nhà mà luôn chân luôn tay làm đủ việc.

Ấu là loài cây thủy sinh rất thích hợp trồng trong mùa nước nổi, vì vậy loại cây này được khá nhiều bà con nông dân huyện Lấp Vò chọn trồng nhằm cải thiện thu nhập. Nếu biết cách trồng và chăm sóc hợp lý thì đây là một trong những loại cây màu thích hợp sống chung với lũ ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả.

Vợ chồng anh Võ Hoàng Nam ở ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông đã có hơn 2 năm làm nghề cào và luộc hến cho biết: hơn nửa tháng nay, ngày nào vợ chồng anh cũng sử dụng ghe cào được trên dưới 100kg hến; đưa vào lò luộc đãi vỏ lấy được 15 - 20kg thịt hến.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười, tổng diện tích do bị đổ ngã là 4.827ha, tập trung ở các xã Mỹ An, Mỹ Quí, Mỹ Đông, thị trấn Mỹ An... lúa bị thiệt hại chủ yếu trong giai đoạn trổ chín; ước tính tổng thiệt hại là gần 4,4 tỷ đồng.