Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Giống Lúa Nếp Đặc Sản Gà Gáy Mỹ Lung

Phát Triển Giống Lúa Nếp Đặc Sản Gà Gáy Mỹ Lung
Ngày đăng: 20/04/2012

Dự án “Phát triển sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa” do huyện Yên Lập phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ triển khai từ năm 2009 đến nay đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân tại địa phương.

Đặc biệt, dự án đã ngày càng mở rộng diện tích thâm canh giống lúa nếp quý hiếm có từ rất lâu đời và được coi là đặc sản tại địa phương.

Dự án đã thử nghiệm tại 4 xã Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Ngọc Lập trên 3 mô hình: mô hình thử nghiệm thời vụ, mô hình thử nghiệm bón phân, mô hình chọn lọc nhân giống.

Ở mỗi mô hình, dự án đã triển khai chăm sóc từ khâu gieo mạ, bón phân, khử lẫn, cấy một dảnh... theo từng giai đoạn, đồng thời áp dụng công thức thâm canh theo từng thời gian cụ thể ở từng mô hình.

Kết quả thử nghiệm ở cả 3 mô hình cho thấy, cây lúa phát triển tốt, mức độ nhiễm sâu bệnh thấp, năng suất đạt cao, chất lượng sản phẩm của gạo cấy ở vụ chiêm xuân tương đương với chất lượng gạo cấy ở vụ mùa với năng suất bình quân đạt gần 38 tạ/ha, sản lượng trên 173 tấn...

Đặc biệt, dự án đã xác định được vùng diện tích phát triển giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung; xây dựng được mô hình sản xuất giống lúa nhằm cung cấp giống có chất lượng cao phục vụ sản xuất hàng hóa với quy mô 5 ha; hoàn thiện biện pháp kỹ thuật, nâng cao năng suất chất lượng và phát triển vùng sản xuất thâm canh lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành vùng sản xuất hàng hóa với quy mô 200 ha.

Giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung có nguồn gốc từ xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Đây là giống lúa quý hiếm có từ lâu đời và được coi là đặc sản của Yên Lập.

Từ năm 1960 - 1970 giống lúa này đã bị người dân thay thế trồng lúa tẻ và một số giống lúa nếp khác. Do đó, diện tích thâm canh giống lúa này dần dần bị thu hẹp và có xu hướng bị mai một.

Năm 2005, huyện Yên Lập đã thực hiện phục hồi giống lúa này với quy mô 5 ha.

Năm 2006 - 2007, Sở Khoa học và Công nghệ Phú Thọ đã hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài “Phục hồi nhân giống và mở rộng sản xuất giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung” trên quy mô 7 ha và đề tài “Phát triển, mở rộng sản xuất giống lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung” với quy mô 46 ha.”

Từ 2009 đến nay, giống lúa này đã được mở rộng với quy mô 200 ha.

Dự kiến đến năm 2012 sẽ có khoảng hơn 600 tấn lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung thành phẩm cung ứng cho thị trường trong nước.

Có thể bạn quan tâm

Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Mưa Bão

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lụt mới đây, nhiều hộ nuôi tôm, cua… tại phường Ninh Hà (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã rơi vào cảnh trắng tay. Ngành chức năng đã khuyến cáo không tiếp tục thả nuôi trong thời gian mưa bão, nhưng với hy vọng mong manh rằng thời tiết sẽ thuận nên người nuôi đã phải gánh chịu thiệt hại.

20/11/2013
Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã Manh Nha Mô Hình Nuôi Động Vật Hoang Dã

Nói về mô hình nuôi động vật hoang dã, ông Nguyễn Tấn Lực, Trưởng phòng Kinh tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), nhận định: Các mô hình này rất có tiềm năng, phù hợp với tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) cũng như chương trình phát triển nông nghiệp đô thị, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là tại các xã xây dựng NTM trong tương lai…

20/11/2013
90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy 90% Diện Tích Lúa Được Thu Hoạch Bằng Máy

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

20/11/2013
Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Chưa Hết Khó Sản Xuất Rau An Toàn Vẫn Chưa Hết Khó

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...

20/11/2013
Thủy Sản Ven Bờ Cạn Kiệt Vì Giã Cào Thủy Sản Ven Bờ Cạn Kiệt Vì Giã Cào

Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.

20/11/2013