Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trâu 30a Ở Sơn Tây (Quảng Ngãi)

Trâu 30a Ở Sơn Tây (Quảng Ngãi)
Ngày đăng: 28/06/2014

Sau nhiều năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a về giảm nghèo nhanh, bền vững, năm 2013, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) đã chọn con trâu là con giống hỗ trợ người nghèo. Qua gần một năm chăn thả, đàn trâu 30a đã khẳng định đây là lựa chọn đúng đắn, phù hợp, mở ra hướng giảm nghèo hiệu quả trên địa bàn Sơn Tây.

Tạo “cơ nghiệp” cho người nghèo

Ở xã vùng cao Sơn Tinh bây giờ đang là mùa cày bừa, chuẩn bị gieo sạ lúa hè thu. Những con trâu miệt mài kéo cày dưới ruộng. Cánh đồng Nước Kỉa trải một màu bùn non nâu xám. Ông Đinh Văn Diếp, thôn Nước Kỉa dừng tay cày, nói: “Mấy năm trước nhà mình phải cuốc bằng tay. Năm nay nhờ có Nhà nước tặng cho con trâu, nên không còn phải cuốc nữa. Nó là tài sản quý nhất của nhà mình đấy !”.

Ông Diếp chỉ tay về phía những đám ruộng giáp chân núi bảo rằng: “Chẳng riêng gì nhà mình, nhiều gia đình khác mùa này đã có trâu cày. Nhà nước tặng cho con trâu vừa tạo của cải, vừa giúp bà con có trâu để cày ruộng, giảm bớt cực nhọc trong làm đất trồng lúa”.

Chính vì hiểu được con trâu là rất cần thiết và quan trọng đối với cuộc sống của dân nghèo, nên các hộ được trao tặng trâu 30a ở xã Sơn Tinh rất quan tâm chăm sóc, bảo vệ. Sau gần một năm nhận trâu về nuôi, toàn bộ 16 con trâu của xã này đều sinh trưởng, phát triển tốt. Trong đó có nhiều con đã có thể kéo cày…

Trong 9 xã được cấp phát trâu 30a năm 2013 thì xã Sơn Tân được Trạm Khuyến nông huyện đánh giá là địa phương chăm sóc, bảo vệ “đàn trâu 30a” tốt nhất. Số trâu 16 con nhận về đều được người dân làm chuồng nuôi nhốt, trồng cỏ để bổ sung thức ăn cho trâu. Đặc biệt mùa mưa lạnh vừa qua, nhiều hộ dân đã biết sử dụng bạt quây quanh chuồng giữ ấm cho trâu.

Những ngày nóng bức họ lùa trâu ra sông tắm. Ông Đinh Văn Siêng, thôn Tà Dô, xã Sơn Tân cho biết: “Trước khi nhận trâu về, tôi đã chuẩn bị cây, mua tôn về làm chuồng cho trâu ở. Có chuồng, trời mưa trâu không bị ướt, nắng có chỗ mát, lạnh có chỗ ấm để nằm. Nhà mình quý con trâu này lắm! Nuôi nó sau này có sức kéo, có của cải để đuổi cái nghèo”.

“Chọn mặt gửi vàng”

Năm 2013, huyện Sơn Tây đã cấp phát 148 con trâu cho 148 hộ nghèo của 9 xã. Đây chỉ là con số rất nhỏ so với nhu cầu giảm nghèo tại địa phương. Hầu hết các gia đình nghèo khi nghe “được chính quyền hỗ trợ trâu nuôi” đều muốn được chọn để hỗ trợ.

Vì thế việc bình xét chọn để hỗ trợ ở cơ sở diễn ra khá… căng thẳng! Khu dân cư họp dân tổ chức bình xét. Các hộ dân được chọn phải là hộ nghèo, cần cù chăm chỉ, có sức lao động, có điều kiện để chăn nuôi trâu. “Những người nghèo nhưng thường xuyên uống rượu, không lên rẫy, khi nhận trâu về rất có thể sẽ bán hoặc giết thịt. Vì thế tuyệt đối không chọn họ để nhận con trâu”, ông Đinh Văn Tin - Trưởng thôn Tà Dô, xã Sơn Tân cho hay.

Trước khi cấp phát trâu giống cho hộ nghèo, Trạm Khuyến nông huyện đã về tận địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn cách làm chuồng trại, kỹ thuật trồng cỏ, cách chăm sóc trâu nuôi… Vì thế khi nhận trâu về, người dân cơ bản đã có kiến thức chăn nuôi, chăm sóc, bảo vệ, cộng với điều kiện khí hậu thích hợp nên tỷ lệ trâu bị chết rất thấp so với những con vật nuôi khác đã được cấp trước đây.

Ông Trần Quý – Trưởng trạm Khuyến nông Sơn Tây cho biết: Mặc dù năm 2013 ở Sơn Tây trời lạnh, mưa lũ kéo dài nhưng cả đàn trâu 148 con đến nay chỉ có khoảng 10 con bị chết do bệnh và bị sụp hố.

Về phía UBND huyện Sơn Tây, cũng đã có chỉ đạo theo dõi sát sao việc chăm sóc, bảo vệ đàn trâu 30a đã cấp phát. “Tất cả các trường hợp trâu cấp phát bị chết đều được lập biên bản rõ ràng. UBND huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo người dân được hỗ trợ trâu tuyệt đối không được giết thịt. Khi trâu bị bệnh, bị tai nạn phải báo cáo cho chính quyền có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ”, ông Tô Cước- Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết.

Chính vì cách làm có trách nhiệm ấy của chính quyền từ huyện đến xã, thôn, khu dân cư nên từ khi hộ nghèo nhận trâu về nuôi đã không xảy ra tình trạng tự ý giết thịt trâu 30a hay bán trâu để lấy tiền chi dùng vào việc khác. Huyện Sơn Tây còn có quy định, nếu để hộ dân tự ý bán hoặc giết thịt trâu 30a thì Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện. Tất cả cũng chỉ vì muốn gìn giữ, phát triển đàn trâu 30a, tạo cơ hội để người nghèo vươn lên thoát nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Giá Trị Thật Của “Cây Trồng Tỷ Đô” Maca Giá Trị Thật Của “Cây Trồng Tỷ Đô” Maca

Macadamia còn được gọi là cây Maca, đang được các phương tiện truyền thông ở nước ta coi là "cây trồng tỷ đô", hoặc "cây hoàng hậu" bị nông dân "hững hờ". Vậy, giá trị và giá cả thực tế của cây này ra sao, khả năng phát triển ở Việt Nam như thế nào?

14/02/2015
Tích Cực Sản Xuất Rau An Toàn Phục Vụ Tết Tích Cực Sản Xuất Rau An Toàn Phục Vụ Tết

So với cùng thời điểm năm ngoái, lượng khách hàng mua rau tăng khoảng 5% và giá cả chưa có nhiều biến động so với ngày thường. Hiện tại, HTX bán rau bắp cải với giá 3-4 nghìn đồng/kg, su hào 5 nghìn đồng/kg, khoai tây 9 nghìn đồng/kg... Với mức giá này, bình quân mỗi sào rau màu xã viên thu lãi từ 3-5 triệu đồng đối với mỗi sào củ, quả.

14/02/2015
Triển Khai Cánh Đồng Lúa Một Giống Quy Mô 20ha Triển Khai Cánh Đồng Lúa Một Giống Quy Mô 20ha

Theo đó, mô hình được thực hiện trên cánh đồng thuộc 2 xóm An Thành và Trung Thành, thu hút trên 100 hộ nông dân tham gia. GS9 là giống lúa lai 3 dòng, được nghiên cứu và lai tạo bởi sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) với tập đoàn SL Agritech (Philipinnes) có nhiều ưu điểm như: sức sinh trưởng và phát triển tốt, cứng cây, bông dài, ít sâu bệnh. Đặc biệt, có thể gieo cấy được cả ở vụ xuân và vụ mùa, cho năng suất cao.

14/02/2015
Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Sản Xuất Cây Trồng Vụ Chiêm Xuân Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Sản Xuất Cây Trồng Vụ Chiêm Xuân

Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...

14/02/2015
Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Cây Trồng Cần Phù Hợp Với Mỗi Vùng Miền Chính Sách Hỗ Trợ Phát Triển Cây Trồng Cần Phù Hợp Với Mỗi Vùng Miền

Diện tích này chỉ phù hợp với các huyện miền xuôi, vì có diện tích rộng trên một cánh đồng, các hộ dân lại ở gần nhau nên cùng trồng, thâm canh đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở các huyện miền núi diện tích nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang; các hộ dân lại ở xa nhau, việc tiếp cận kỹ thuật mới còn hạn chế, nên khó đạt diện tích để được hỗ trợ. Người dân rất cần được “kích cầu” để phát triển sản xuất, nhưng lại không đủ điều kiện để được hỗ trợ, nên đã khó lại càng khó khăn hơn.

14/02/2015