Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong

Mô Hình Tôm – Muối Ở HTX Thanh Phong
Ngày đăng: 21/06/2012

Đưa chúng tôi đến tận chân đê bao, ông Nguyễn Văn Khâm - Chủ tịch HTX Thanh Phong (xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) tỏ vẻ phấn khởi khi nói về mô hình muối - tôm. Ông cho biết, do năm 2012 nhuần hai tháng tư âm lịch nên vụ tôm của bà con xã viên sẽ trễ hơn vì chờ cho đến khi có nguồn nước mưa dồi dào. Dưới cơn mưa lất phất, ông Chủ tịch HTX ở thôn Thanh Phong kể lại mô hình muối - tôm đang làm thay đổi cuộc sống của những người trước nay chuyên làm muối.

HTX Thanh Phong có khoảng 23 ha đồng muối. Nhiều năm qua do giá muối vẫn trồi sụt thất thường nên đời sống xã viên chưa khá lên được.

Năm 2008, giá muối thu mua tại xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam bỗng tăng đột biến lên đến 1.200 đồng/kg, trong khi giá tôm lại giảm đi. Một số hộ xã viên trước đó tranh thủ nuôi tôm với diện tích nhỏ lẻ, chuyển sang làm muối, kiếm thêm thu nhập. Trong quá trình sản xuất kết hợp muối – tôm, có một số hộ đạt năng suất cao, cũng như có ý kiến cho rằng: Có thể do trong quá trình sản xuất muối, nơi nuôi tôm (vụ sau) đã diệt được mầm bệnh, làm con tôm khỏe mạnh.

Kinh nghiệm này nhanh chóng lan truyền trong bà con xã viên, nên từ năm 2009 mô hình thâm canh muối - tôm bắt đầu được HTX Thanh Phong triển khai thí điểm. Theo đó dựa vào thời tiết tại địa phương, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là làm vụ muối, còn từ tháng 5 đến tháng 10 sẽ nuôi tôm trên cùng diện tích. Trung bình trên 1 ha diện tích, vụ muối cho thu hoạch bình quân 90 tấn, còn vụ tôm khoảng 6 tấn (theo khuyến cáo thả thưa con giống). Nếu giá cả duy trì ổn định như hiện nay với 1.000 đồng/kg muối và 90.000 đồng/kg tôm, chắc chắn bà con xã viên không còn cảnh nghèo - ông Nguyễn Văn Khâm tâm sự.

Thực ra vài năm trở lại đây, khi phần đông trong số 151 xã viên của HTX Thanh Phong áp dụng mô hình muối - tôm thì đời sống kinh tế của các hộ này có sự khởi sắc đáng kể. Sau thời gian ngắn liên tục trúng vụ và trúng giá những xã viên như Võ Văn Thoáng, Nguyễn Xuân Thú… đều bắt đầu có của ăn của để, người xây được nhà mới…

“Được mùa tôm chớ phụ mùa muối” là câu nói đang được nhiều xã viên HTX Thanh Phong lấy làm tâm đắc, dặn dò con cháu họ trước sau vẫn thủy chung với đồng muối, bởi muối là chuyện lâu dài, còn cánh đồng tôm thì phải chờ thời gian trả lời...

Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Dúi Sinh Sản Tại Xã Nhị Hà (Ninh Thuận) Mô Hình Nuôi Dúi Sinh Sản Tại Xã Nhị Hà (Ninh Thuận)

Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình trình diễn nuôi thử nghiệm con Dúi sinh sản tại xã Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) đang đem lại những tín hiệu vui, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân có thêm cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình.

08/04/2014
Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh Hơn 24.000 Ha Nuôi Tôm Mất Trắng Vì Dịch Bệnh

Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.

30/07/2014
Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa Các Mô Hình Liên Kết Trong Chăn Nuôi Hiện Thực Hóa "Giấc Mơ"... Của Nông Dân!

Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.

08/04/2014
Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản Bảo Vệ Tài Nguyên Biển Để Phát Triển Thủy Sản

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

30/07/2014
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành Hiệu Quả Bước Đầu Từ Cây Mắc Ca Ở Thạch Thành

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

30/07/2014