Rầy Nâu, Bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá Hại Lúa
1/ Rầy nâu trưởng thành vào đèn.
Theo kết quả theo dõi, rầy nâu trưởng thành vào đèn trên địa bàn TP đã ghi nhận từ đêm 09/08/2011 đến 14/08/2011 mật số rầy vào đèn khá cao, 12.460 con/bẫy/đêm ở Nhật Tân – Bình Chánh, bằng ½ cùng kỳ năm 2010 (24.600 con/bẫy/đêm).
2/ Trên đồng ruộng.
- Vụ Hè Thu: Diện tích nhiễm RN trên lúa Hè Thu toàn bộ ở mức ghi nhận (mật số 200 – 300 con/m2).- Diện tích nhiễm RN trên mạ Mùa là 100 ha (Hóc Môn, Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè) và 74 ha lúa (Củ Chi) ở mức nhiễm nhẹ (mật số 750 con/m2). Bên cạnh đó trên đồng ruộng có nhiều thiên địch như : chuồn chuồn kim, nhện, bọ xít nước... do đó có thể khống chế được nguồn rầy trong ruộng.
3/ Bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, lùn sọc đen.
Chi cục Bảo vệ thực vật tiến hành thu thập 40 mẫu mạ, lúa (Nhà Bè, Cần Giờ :14 mẫu, Hóc Môn : 8 mẫu ; Bình Chánh : 18 mẫu) và 5 mẫu RN. Kết quả phân tích mẫu mạ, lúa hgi nhận 2/40 mẫu nhiễm bệnh VL – LXL tại xã Long Thới, Hiệp Phước huyện Nhà Bè (01 mẫu nhiễm RGSV virut gây lùn lúa cỏ và có mẫu nhiễm RRSV – virut gây VL – LXL). Đến nay chưa phát hiện DT lúa nhiễm bệnh LSĐ trên các trà lúa tại địa bàn thành phố.
4/ Dự báo.
a/ Rầy nâu.
Phần lớn RN trên đồng ruộng đang giai đoạn trưởng thành và một số rầy 1 tuổi. Dự báo trong vài ngày tới rầy tiếp tục nở.
Giai đoạn lúa từ sau gieo sạ đến 20 ngày tuổi : nếu phát hiện RN di trú xuất hiện thì phun thuốc trừ rầy ngay. Thời điểm phun tốt nhất vào lúc RN di trú vào đèn nhiều nhất.
b/ Bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá.
Hiện tại áp lực của bệnh Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá ở các tỉnh ĐBSCL vẫn còn cao ; do vậy, đối với các xã đã xuống lúa
Mùa cần quan tâm chặt chẽ diễn biến của RN vào đèn, gieo sạ đồng loạt, tập trung « né rầy » trên từng cánh đồng. Khi thấy rầy di trú ở các nương mạ nên tiến hành phun thuốc trừ rầy ngay để hạn chế rầy mang mầm bệnh virut Vàng Lùn – Lùn Xoắn Lá truyền bệnh vào mạ.
5/ Đề nghị.
- Các trạm BVTV huyện phối hợp cùng địa phương kiểm tra đồng ruộng theo dõi nắm chắc diễn biến RN trên đồng ruộng trong tháng 8, và đợt rầy di trú vào cuối tháng 8/2011.
- Tuyên truyền, tập huấn khuyến cáo nông dân gieo sạ né rầy 1 – 3 ngày sau rầy di trú, thời gian gieo sạ tốt nhất là vào đầu tháng 9.
Có thể bạn quan tâm
Cây con khi ra ruộng SX phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về chiều cao cây, số lá, thân mập, cứng… Vì vậy để có được những lô giống cây con tốt, cần lưu ý một số phương pháp sau:
Ngành điều đang có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng tốc phát triển khi trong nước giá điều thô liên tục đi lên, tạo đà cho nông dân đẩy mạnh cải tạo vườn, đưa năng suất và chất lượng lên cao…
Việc xả rác thải, bao bì vật tư nông nghiệp (VTNN) trực tiếp ra đồng ruộng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, suy giảm sự phát triển của thủy sản.
Đó là KS Phạm Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh Gia Lai, chủ nhân của máy sấy nguyên liệu bằng hiệu ứng nhà kính và máy sấy ma sát khí.
Cốm Hồng hương Yên Tử có tác dụng phòng bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư, có lợi cho tim mạch, chống lão hoá, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi, phát triển chiều cao đối với trẻ em...