Trao Giấy Chứng Nhận Nhãn Hiệu Cá Rô Hậu Giang
Mới đây, tại UBND huyện Long Mỹ (Hậu Giang), Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã trao giấy chứng nhận nhãn hiệu cá rô Hậu Giang cho Hợp tác xã thương mại, dịch vụ nông nghiệp - cá rô đồng Long Mỹ, ở ấp 2, xã Vĩnh Viễn.
Việc được cấp giấy chứng nhận lần này đã đánh dấu sự phát triển của cá rô đồng trở thành nhãn hiệu độc quyền của Hậu Giang. Tại buổi trao giấy chứng nhận, các sở, ngành cũng yêu cầu hợp tác xã nên giữ gìn, phát huy, bảo quản thương hiệu, đặc biệt lưu ý đến vấn đề bảo tồn nguồn gen cá rô đồng Hậu Giang.
Hợp tác xã cần có định hướng thêm về mô hình nuôi cho phù hợp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, dịch bệnh, phương pháp nuôi phải đúng kỹ thuật… theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, quảng bá cá rô Hậu Giang đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết…
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, huyện vùng cao Bác Ái được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, một số thôn, xã nằm trong vùng dự án được di dời về nơi ở mới.
Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.
Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.
Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.
Gần đây, nhiều vườn hồ tiêu trên địa bàn Quảng Trị bị chết hàng loạt, thiệt hại lớn về kinh tế và gây tâm lý lo lắng cho người dân.