Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tránh nắng, người dân Chương Mỹ đi cấy đêm

Tránh nắng, người dân Chương Mỹ đi cấy đêm
Ngày đăng: 07/07/2015

Do đó, để kịp thời vụ sản xuất, nhiều hộ nông dân đã thắp đèn đi cấy vào ban đêm.

Trên những cánh đồng của nhiều xã thuộc huyện Chương Mỹ như Lam Điền, Đại Yên, Hợp Đồng, Tốt Động... vào các buổi tối những ngày này, mới xuất hiện một hình ảnh quen thuộc là những vầng sáng tỏa ra từ chiếc đèn pin gắn trên đầu các bà, các chị đi cấy đêm. Nhiều người còn mang cả những chiếc đèn sạc điện đặt vào chậu, thùng kéo trên ruộng để lấy ánh sáng cấy lúa. Nhìn từ xa, những vầng sáng di động lung linh trên mặt nước đẹp như một bức tranh. Dưới vùng sáng nhỏ bé đó, những đôi tay thoăn thoắt cắm từng khóm mạ xuống ruộng. Tiếng nói, tiếng cười rôm rả như của người đi hội. Thỉnh thoảng, ai đó lại cất lên lời ca: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” càng làm cho không khí cấy lúa đêm trên đồng trở nên thơ mộng.

Chị Trương Thị Hiền, xã Hợp Đồng cho biết, gia đình chị bắt đầu ra quân cấy lúa mùa từ ngày 25/6. Nhưng, điều khác biệt với mọi năm là chỉ có một buổi sáng đầu tiên là gia đình chị đi cấy ban ngày, còn những ngày vừa qua cả nhà ra đồng lúc 18 giờ chiều và trở về nhà vào lúc 23 giờ đêm. "Lúa bây giờ cấy chủ yếu chỉ 1 đến 2 dảnh. Thế nên nếu cấy lúc trời nắng, nước ruộng nóng thì mạ buông khỏi tay là héo, thậm chí là bị thui chột, có khi còn phải cấy lại. Nhưng từ hôm chuyển sang cấy đêm vừa khỏe người, lại khỏe cả lúa" - chị Hiền nói thêm.

Chỉ với những chiếc đèn ắc quy hay những chiếc đèn pin đơn giản gắn trên đầu, nhiều nông dân Chương Mỹ đã cấy trên ruộng suốt buổi tối cho tới 22 - 23 giờ đêm mới trở về. Nghỉ ngơi vài tiếng, đến 3 - 4 giờ sáng lại tiếp tục ra đồng sản xuất. Theo các hộ dân, cấy lúa vào ban đêm có nhược điểm là cấy chậm hơn và không thẳng hàng như cấy ban ngày. Nhưng được cái là trời mát, lúa nhanh bén rễ hơn, lại đảm bảo được thời vụ. Ngoài tránh nắng, việc đi cấy đêm còn giúp nhiều nông dân, nhất là chị em phụ nữ vẫn tranh thủ đi làm công ty hay chạy chợ buôn bán vào ban ngày. Chị Nguyễn Thị Hòa, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ tâm sự, ban ngày chị vẫn đi làm công nhân tại Công ty mây tre đan Ngọc Sơn (đóng tại thị trấn Chúc Sơn), tối về lại thắp đèn pin đi cấy. Với hai chiếc đèn pin, giá 100.000 đồng/chiếc là đủ ánh sáng cho chị cấy suốt đêm.

Theo kế hoạch, các xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ phải hoàn thành gieo cấy lúa mùa trước ngày 5/7. Đến nay, một số xã trong huyện đã cơ bản hoàn thành 100% diện tích như Hồng Phong, Đồng Phú, Hoàng Diệu, Quảng Bị, Thủy Xuân Tiên... Tính chung toàn huyện mới cấy đạt gần 60% diện tích. Chỉ còn vài ngày nữa là khung thời vụ tốt nhất cho cấy lúa mùa kết thúc, hơn nữa mạ cũng đã già nên nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện vẫn đang tích cực đi cấy trong đêm để kịp hoàn thành đúng khung thời vụ.


Có thể bạn quan tâm

Trên 25.000 Con Vịt Chạy Đồng Vào Địa Bàn Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) Trên 25.000 Con Vịt Chạy Đồng Vào Địa Bàn Huyện Long Mỹ (Hậu Giang)

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.

16/04/2013
Người Dân Lo Lắng Vì Cây Tiêu Đồng Loạt Nhiễm Bệnh Ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) Người Dân Lo Lắng Vì Cây Tiêu Đồng Loạt Nhiễm Bệnh Ở Vĩnh Linh (Quảng Trị)

Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.

16/04/2013
Khó Tái Canh Khi Cà Phê Rớt Giá Khó Tái Canh Khi Cà Phê Rớt Giá

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.

31/10/2013
Nguy Cơ Dịch Cúm Gia Cầm Cút Và Yến Ngoài Vòng Kiểm Soát Nguy Cơ Dịch Cúm Gia Cầm Cút Và Yến Ngoài Vòng Kiểm Soát

Việc phát hiện đàn chim yến ở tỉnh Ninh Thuận dương tính với cúm A/H5N1 khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, không chỉ chim yến, chim cút tại Đồng Nai cũng nằm “ngoài vòng kiểm soát” của dịch bệnh.

17/04/2013
Một Số Giống Lúa Có Thể Sử Dụng Trong Vụ Đông - Xuân 2013 - 2014 Một Số Giống Lúa Có Thể Sử Dụng Trong Vụ Đông - Xuân 2013 - 2014

Theo Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre, để sản xuất vụ lúa Đông - Xuân thành công, bà con nông dân có thể sử dụng một số giống lúa dưới đây

31/10/2013