Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tránh nắng, người dân Chương Mỹ đi cấy đêm

Tránh nắng, người dân Chương Mỹ đi cấy đêm
Publish date: Tuesday. July 7th, 2015

Do đó, để kịp thời vụ sản xuất, nhiều hộ nông dân đã thắp đèn đi cấy vào ban đêm.

Trên những cánh đồng của nhiều xã thuộc huyện Chương Mỹ như Lam Điền, Đại Yên, Hợp Đồng, Tốt Động... vào các buổi tối những ngày này, mới xuất hiện một hình ảnh quen thuộc là những vầng sáng tỏa ra từ chiếc đèn pin gắn trên đầu các bà, các chị đi cấy đêm. Nhiều người còn mang cả những chiếc đèn sạc điện đặt vào chậu, thùng kéo trên ruộng để lấy ánh sáng cấy lúa. Nhìn từ xa, những vầng sáng di động lung linh trên mặt nước đẹp như một bức tranh. Dưới vùng sáng nhỏ bé đó, những đôi tay thoăn thoắt cắm từng khóm mạ xuống ruộng. Tiếng nói, tiếng cười rôm rả như của người đi hội. Thỉnh thoảng, ai đó lại cất lên lời ca: “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” càng làm cho không khí cấy lúa đêm trên đồng trở nên thơ mộng.

Chị Trương Thị Hiền, xã Hợp Đồng cho biết, gia đình chị bắt đầu ra quân cấy lúa mùa từ ngày 25/6. Nhưng, điều khác biệt với mọi năm là chỉ có một buổi sáng đầu tiên là gia đình chị đi cấy ban ngày, còn những ngày vừa qua cả nhà ra đồng lúc 18 giờ chiều và trở về nhà vào lúc 23 giờ đêm. "Lúa bây giờ cấy chủ yếu chỉ 1 đến 2 dảnh. Thế nên nếu cấy lúc trời nắng, nước ruộng nóng thì mạ buông khỏi tay là héo, thậm chí là bị thui chột, có khi còn phải cấy lại. Nhưng từ hôm chuyển sang cấy đêm vừa khỏe người, lại khỏe cả lúa" - chị Hiền nói thêm.

Chỉ với những chiếc đèn ắc quy hay những chiếc đèn pin đơn giản gắn trên đầu, nhiều nông dân Chương Mỹ đã cấy trên ruộng suốt buổi tối cho tới 22 - 23 giờ đêm mới trở về. Nghỉ ngơi vài tiếng, đến 3 - 4 giờ sáng lại tiếp tục ra đồng sản xuất. Theo các hộ dân, cấy lúa vào ban đêm có nhược điểm là cấy chậm hơn và không thẳng hàng như cấy ban ngày. Nhưng được cái là trời mát, lúa nhanh bén rễ hơn, lại đảm bảo được thời vụ. Ngoài tránh nắng, việc đi cấy đêm còn giúp nhiều nông dân, nhất là chị em phụ nữ vẫn tranh thủ đi làm công ty hay chạy chợ buôn bán vào ban ngày. Chị Nguyễn Thị Hòa, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ tâm sự, ban ngày chị vẫn đi làm công nhân tại Công ty mây tre đan Ngọc Sơn (đóng tại thị trấn Chúc Sơn), tối về lại thắp đèn pin đi cấy. Với hai chiếc đèn pin, giá 100.000 đồng/chiếc là đủ ánh sáng cho chị cấy suốt đêm.

Theo kế hoạch, các xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ phải hoàn thành gieo cấy lúa mùa trước ngày 5/7. Đến nay, một số xã trong huyện đã cơ bản hoàn thành 100% diện tích như Hồng Phong, Đồng Phú, Hoàng Diệu, Quảng Bị, Thủy Xuân Tiên... Tính chung toàn huyện mới cấy đạt gần 60% diện tích. Chỉ còn vài ngày nữa là khung thời vụ tốt nhất cho cấy lúa mùa kết thúc, hơn nữa mạ cũng đã già nên nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện vẫn đang tích cực đi cấy trong đêm để kịp hoàn thành đúng khung thời vụ.


Related news

Độc đáo cá chép giòn Độc đáo cá chép giòn

Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.

Thursday. April 23rd, 2015
Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển? Vì sao ngư dân chưa thể làm giàu từ biển?

Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.

Thursday. April 23rd, 2015
Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ Người nuôi cá lóc ở Trà Vinh đối mặt nguy cơ thua lỗ

Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao

Thursday. April 23rd, 2015
Gia trại ở Phong Sơn Gia trại ở Phong Sơn

Trong khi trang trại đang gặp khó khăn về diện tích, vốn đầu tư thì nhiều mô hình chăn nuôi gia trại tại xã Phong Sơn (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.

Thursday. April 23rd, 2015
Chè Việt Nam XK bị trả lại 'đã nghèo còn neo' Chè Việt Nam XK bị trả lại 'đã nghèo còn neo'

Chè Việt Nam XK đang vướng vào tình trạng “đã nghèo còn neo” khi giá XK vốn thấp, lại còn bị đối tác nước ngoài trả lại do tồn dư vượt mức cho phép hoạt chất thuốc BVTV, về đến cảng vẫn bị đánh thuế NK đến 40%.

Thursday. April 23rd, 2015