Lúa Đông Xuân Nhiễm Rầy Nâu Nặng Ở Hồng Ngự (Đồng Tháp)
Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), tính đến thời điểm này có hơn 1.000 ha lúa đông xuân bị nhiễm rầy nâu, đạo ôn lá, lem lép hạt và sâu cuốn lá nhỏ. Nghiêm trọng nhất là bệnh rầy nâu với hơn 600 ha lúa bị nhiễm do mưa trái mùa, trong đó có đến 105 ha bị nhiễm nặng.
Dự báo trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh trên lúa còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh rầy nâu tiếp tục phát triển và gây hại nặng, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Hồng Ngự khuyến cáo bà con nên thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ, đồng thời hướng dẫn cách phòng trị bệnh bằng cách đưa nước vào ruộng và sử dụng thuốc chống lột xác, nếu có nhiều lứa rầy gối nhau thì sử dụng các loại thuốc chống lột xác kết hợp với thuốc diệt nhanh, nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng lúa sau thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm
Tại nhiều công trình thủy lợi (CTTL) trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, tuy nguồn nước đã cơ bản cải thiện nhờ lượng mưa dồi dào đầu tháng 11, nhưng vẫn còn công trình thiếu nước…
Mấy ngày qua, giá khoai lang tím Nhật ở các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… lên cơn “sốt”. Hiện thương lái tìm mua khoai lang tím Nhật với giá 800.000 - 850.000 đồng/tạ (tính 60kg/tạ), tăng gấp nhiều lần so với thời điểm quý 2-2015 giá chỉ 100.000 - 150.000 đồng/tạ.
Các địa phương ở Hải Phòng hiện cơ bản thu hoạch xong lúa mùa với năng suất trung bình 57,2 tạ/ha, cao hơn mùa trước chút ít (56,8 tạ/ha), sau bao nỗi lo về điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến động thất thường trong suốt quá trình canh tác.
Vụ thu hoạch mía đang tới gần. Trước diễn biến thời tiết khô hạn như năm nay, nhiều hộ dân trồng mía tại các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai cầm chắc nguy cơ mía tụt giảm năng suất…
Thực tế nhiều năm qua cho thấy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ môi trường.