Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sạt Nghiệp Vì Cá Lồng Bè Chết

Sạt Nghiệp Vì Cá Lồng Bè Chết
Ngày đăng: 02/08/2013

Sau 1 trận mưa, hàng chục hộ dân xã Hải Thanh (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) nuôi cá bè, lồng trên sông Kênh Than bỗng dưng trắng tay vì cá chết hàng loạt.

Trắng tay vì cá

Ngày 26.7, có mặt tại xã Hải Thanh, chúng tôi nghe hàng chục hộ dân nuôi cá lồng, bè trên sông Kênh Than bức xúc, kêu trời vì bỗng dưng cá chết hàng loạt. Bà Đặng Thị Hải (51 tuổi) ở thôn Thanh Đông, vừa quệt nước mắt, vừa nói:

“Nhà tôi nuôi một bè cá lồng, đang chuẩn bị cho thu hoạch, thì bỗng dưng cá chết nổi trắng lồng. Hơn 7 tấn cá vược và cá sủ chết sạch rồi. Ngoài 7 tấn cá thương phẩm, nhà tôi còn mất cả 1,7 vạn cá vược giống. Bây giờ, vợ chồng, con cái lâm vào cảnh nợ nần, không biết lấy tiền đâu ra mà trả cho ngân hàng”.

Các ông bà Bùi Thị Hà, Trần Văn Cương, Cao Thị Dung, Trần Bá Biên, Nguyễn Văn Quân… đều là những hộ dân bị thiệt hại nặng nề. Theo anh Nguyễn Văn Quân (thôn Thanh Đông), trước khi tiến hành nuôi thả, bà con đã tìm hiểu kỹ về nguồn nước, kỹ thuật nuôi trồng… Trong 2 năm đầu, cá tăng trưởng tốt và cho thu lãi 200 triệu đồng/năm.

Vụ thả giống cá mới gần đây nhất vào tháng 1.2013, anh thả khoảng 20.000 cá sủ (chi phí 7.000 đồng/con), 4 tấn cá vược thương phẩm (120.000 đồng/kg), 4 tạ cá mú (250.000 đồng/kg)... “Sáng ngày 24.7, hàng loạt cá trong lồng ngóc đầu và muốn lao lên mặt nước. Mặc dù đã dùng biện pháp sục bằng máy oxy, nhưng vẫn không cứu được. Chỉ trong khoảng 2 giờ, cá chết trắng lồng, không kịp cả vớt nữa...” - anh Quân kể lại. Ước tính thiệt hại của gia đình anh khoảng 800 triệu đồng.

Hầu hết các hộ nuôi cá ở đây đều cho rằng, cá dưới lồng bị chết là do các doanh nghiệp, hộ cá thể có xưởng hấp cá và chế biến, xay xát bột cá làm thức ăn gia súc nằm trong địa bàn xã đã xả thải nước thải chưa qua xử lý xuống dòng sông.

“Tối 23 rạng ngày 24.7, trời mưa to, nên doanh nghiệp và những nhà làm nghề hấp, sấy cá lợi dụng để xả nước thải chưa xử lý ra ngoài sông. Buổi sáng hôm đó, không chỉ cá ở trong lồng bị chết, mà nhiều loại cá, tôm, cua… ở đoạn sông này cũng chết nổi lên, thậm chí chúng không chịu được còn nhảy lao xao trên mặt nước” - anh Trần Bá Biên cho biết.

Chính quyền “án binh bất động”

Theo tìm hiểu của phóng viên NTNN, nghề nuôi thả cá trên dòng Kênh Than hình thành từ năm 2011; chi phí ban đầu để đầu tư cho mỗi bè, lồng, lưới khoảng hơn 150 triệu đồng/bè (chưa kể chi phí giống, thức ăn và nhân công). Với việc cá chết những ngày qua, tính bình quân mỗi hộ thiệt hại gần 1 tỷ đồng/hộ.

Chiều 26.7, ông Nguyễn Viết Xuân - Phó Chủ tịch UBND xã Hải Thanh cho biết: Nguyên nhân vì sao cá chết hàng loạt, cũng như thống kê tổng thiệt hại, phương án hỗ trợ người dân và báo cáo lên cấp trên... thì đến nay, chính quyền xã Hải Thanh vẫn chưa có động thái gì. “Ngày 25.7, bà con cũng đã nộp đơn lên UBND xã. Tuy nhiên, quy định của xã là không nhận đơn tập thể, nên chúng tôi yêu cầu các hộ phải làm đơn riêng lẻ, thống kê mức thiệt hại cụ thể.

Mấy hôm nay, lãnh đạo địa phương đều đang bận cả, nên cũng chưa họp bàn phương án giải quyết, hỗ trợ bà con. Chúng tôi cũng chưa ước tính được thiệt hại bao nhiêu để báo cáo lên huyện và cấp trên. Việc bà con nuôi cá lồng, bè ở khu vực này là trái phép, vì đây là khu vực neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão” - ông Xuân nói.

Từ ý kiến người dân, chúng tôi đã tìm đến 2 doanh nghiệp chế biến bột cá ở xã Hải Thanh là Công ty TNHH Châu Tuấn và HTX? Chế biến thủy hải sản Đại Hải. Ông Nguyễn Thanh Châu - Phó Giám đốc Công ty TNHH Châu Tuấn và ông Bùi Xuân Bình - Chủ nhiệm HTX Đại Hải đều cho rằng cơ sở sản xuất, chế biến bột cá của họ là đảm bảo an toàn về môi trường. Còn việc cá lồng, bè vừa bị chết của 14 hộ dân là do Trạm Thủy nông Bình Minh (thuộc Công ty TNHH MTV Sông Chu) tháo cống 3 cửa, khiến nguồn nước ô nhiễm từ phía trên sông đổ xuống khu vực nuôi cá.


Có thể bạn quan tâm

Điểm Sáng Phát Triển Cây Vụ Đông Ở Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) Điểm Sáng Phát Triển Cây Vụ Đông Ở Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng)

Từ nhiều năm qua, huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) được đánh giá là điểm sáng phát triển cây trồng vụ đông với diện tích chiếm gần 1/3 diện tích cây vụ đông toàn thành phố. Kết thúc năm 2013, nông dân Tiên Lãng có một vụ đông thắng lợi với tổng giá trị sản lượng đạt gần 600 tỷ đồng (tăng 20% so với vụ đông năm 2012). Cây vụ đông bước đầu trở thành vụ sản xuất hàng hoá, đem lại thu nhập cao, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

28/02/2014
"Vàng Đen" Ở Xuân Thọ (Đồng Nai)

Vùng chuyên canh cây hồ tiêu ở xã Xuân Thọ (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) có diện tích khá lớn với gần 500 hécta. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nhiều nông dân đang bước vào vụ thu hoạch với niềm vui trúng mùa, được giá.

28/02/2014
Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh

Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.

28/02/2014
Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau

Năm 2013, có 1.392 hộ và 516,76 ha tham gia bảo hiểm với tổng mức phí 22,38 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ trên 13 tỷ đồng. Có 1.575 vụ tôm thiệt hại trên tổng số 1.392 hợp đồng với diện tích 496,409, chiếm 96,1% tổng diện tích tham gia bảo hiểm.

01/03/2014
Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam

Sáng 28-2, tại TP.Bà Rịa, Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam.

01/03/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.