Gừng Đà Bắc Rớt Giá Thê Thảm Ở Hòa Bình
Vài năm trở lại đây, gừng ở huyện Đà Bắc (Hòa Bình) bán rất được giá và khá hơn so với cây trồng khác cùng vụ. Nhưng năm nay giá gừng đột ngột giảm mạnh, nhiều hộ trồng gừng “sốc” với giá rẻ như bèo, bán ra thì lỗ nặng, để lại chờ giá thì khó bảo quản được lâu vì khi gừng héo và nhú mọng sẽ mất giá trị.
Thời điểm này cây gừng lụi lá, bắt đầu vào thu hoạch. Thế nhưng thương lái chỉ thu mua với giá 4.000 - 5.000 đồng/kg. So với thời điểm từ năm từ 2010 đến 2012, giá gừng luôn giao động từ 22.000 - 25.000 đồng/kg. Như vậy giá gừng năm nay chưa bằng 1/5 so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó chi phí đầu vào như giá phân bón, thuốc BVTV, công lao động không hề giảm.
Bà Hà thị Nặm (ở thôn Suối Thương, xã Hào Lý, huyện Đà Bắc) cho biết: “Nhà tôi hiện có 6.000 m2 trồng gừng, mỗi năm cũng thu được hơn 2 tấn củ, với giá bán những năm trước, trừ chi phí cũng thu được 50 triệu tiền lãi. Giáp tết âm lịch năm ngoái nhiều thương lái đến xem nương gừng hỏi thu mua, nhưng năm nay ngóng mãi chẳng ai đến. Tìm đến nhà người thu mua quen thì họ bảo rằng gừng năm nay không có nơi tiêu thụ nên không muốn thu mua, hiện đang gom hàng cho “mối cả” xuất sang Trung Quốc chỉ có 4.000 đồng/kg, nếu rửa sạch sẽ đất cát thì được thêm 1 giá nữa. Năm nay, biết lỗ nặng mà còn chưa bán thu hồi vốn được”.
Thiết nghĩ, để có thể đưa cây gừng thành cây xóa đói giảm nghèo cho nông dân, cần có sự đầu tư đồng bộ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ như xây các nhà máy chế biến nông sản để không chỉ gừng mà các cây nông sản khác cũng được ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm
Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.
Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.
Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.
Hiện đã thu hoạch được gần 6.000 ha, diện tích thiệt hại trên tôm nuôi là dưới 30%. Có thể thấy năm nay vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng đã có dấu hiệu hồi phục nhờ áp dụng tốt các biện pháp đối phó với thời tiết và có biện pháp nuôi an toàn. Điều đáng lo ngại hiện nay là người nuôi tôm vẫn có xu thế thả giống tiếp tục, bởi giá tôm ở mức khá hấp dẫn.
Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nói chung mới đóng góp khoảng 12% - 15% trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.