Trang trại rau nhiệt đới được chứng nhận hữu cơ

Ngày 4/11, tại TP.HCM, Hệ thống Phát triển và phân phối thực phẩm hữu cơ ORGANICA (TP.HCM) đã tổ chức lễ đón nhận chứng nhận canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cho trang trại rau Orgranica tại Long Thành (Đồng Nai).
Trang trại có diện tích 1,8 ha, được bắt đầu triển khai quy trình canh tác hữu cơ vào đầu năm 2013 với sự hỗ trợ của tổ chức cấp chứng nhận Control Union.
Trong quá trình canh tác, trang trại phải vượt qua các khó khăn trong cải tạo đất, quản lý cỏ dại và phòng trừ sâu bệnh.
Vì không được sử dụng các loại phân bón, thuốc BVTV hóa học, trang trại phải sử dụng những phương pháp truyền thống như dùng thảo dược (ớt, tỏi, hạt neem) để xua đuổi côn trùng, đến các phương pháp mới như dùng bạt nilon để ngăn cỏ hay dùng các thuốc bảo vệ sinh học (được cho phép của USDA và EU).
Sau gần 3 năm thực hiện theo các yêu cầu nghiêm ngặt của quy trình canh tác hữu cơ của Mỹ và EU, các chuyên gia của Control Union đã đến VN đánh giá và cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ cho trang trại vào cuối tháng 10 vừa qua.
Đây là trang trại trồng rau quả nhiệt đới đầu tiên tại Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ của hai tổ chức trên và là trang trại rau thứ 3 được Control Union cấp chứng nhận hữu cơ.
Hiện trang trại Organica trồng gần 100 loại rau củ quả nhiệt đới gồm rau ăn lá, rau ăn hoa, rau ăn trái, rau ăn củ, rau thơm, thảo dược và các loại cây ăn trái.
Các sản phẩm rau hữu cơ của trang trại được bán tại hai cửa hàng thực phẩm hữu cơ Organica trên đường Nguyễn Đình Chiểu và đường Hoàng Văn Thụ (TP.HCM).
Có thể bạn quan tâm

Với sự năng động sáng tạo, dám nghĩ dám làm, một số nông dân huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã mạnh dạn nuôi các vật nuôi mới. Trong đó, cua đinh là một trong những vật nuôi đem hiệu quả kinh tế khá cao.

Tốt nghiệp THPT, anh Nguyễn Thành Đam, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) thi vào Khoa Kế toán Trường Trung cấp Nông nghiệp Nam Định, rồi liên thông đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Năm 2003, anh bàn với bố mẹ nhận đấu thầu 3 mẫu đầm nuôi tôm sú và cua.

Huyện Thới Bình (Cà Mau) vừa thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát thực tế về thực trạng người dân ấp 2, xã Tân Lộc tự ý đưa nước mặn vào vùng đất sản xuất lúa 2 vụ để nuôi tôm.

Sở NNPTNT Bến Tre, Vĩnh Long cho biết hiện nay cá tra phát triển khá tốt, các cơ sở nuôi đang tiếp tục thả giống. Giá thu mua cá tra nguyên liệu trong tháng tăng nhẹ, dao động từ 24.500-25.500 đồng/kg, người nuôi bắt đầu có lãi.

Để đảm bảo không làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và không gây ô nhiễm mặn nguồn nước mặt do khoan khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thủy sản, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn chỉ đạo về việc cấm khai thác, sử dụng nước dưới đất để nuôi tôm thẻ chân trắng và các loài thủy sản khác.