Ăn sang súp lơ xanh baby đặt gạch cả tuần mới đến lượt
Là khách hàng trung thành của loại súp lơ xanh baby, chị Hồ Thị Hương Lan ở Giang Văn Minh (Ba Đình, Hà Nội), cho biết, đây không phải là súp lơ non.
Loại súp lơ này còn ngon gấp cả chục lần súp lơ thường.
“Nhà tôi thường mua ăn hàng tuần, có thể chế biến thành nhiều món như luộc, xào với các thịt bò, lợn, nấu súp,...
thậm chí, có thể ép nước uống.
Tuy nhiên, loại lơ xanh baby này không dễ mua chút nào vì thuộc hàng hiếm.
Tôi thường phải đặt trước mới có thể mua được”, chị nói Lan nói.
Theo chị Trần Thị Linh, chủ một cửa hàng rau sạch ở Ba Đình (Hà Nội), súp lơ xanh baby hay còn gọi là bông cải xanh baby (baby broccoli hay broccolini), loại rau xanh nhìn giống cây súp lơ xanh nhưng bông nhỏ hơn và cọng dài, ốm hơn, song, thường bị hiểu nhầm là súp lơ non.
Tuy nhiên, đây là giống lai tự nhiên giữa súp lơ và cải rổ.
Súp lơ baby lần đầu được trồng vào năm 1993 bởi công ty Sakata của Nhật, còn được gọi là aspabroc do vị ngọt và hình dáng khá giống với măng tây mặc dù không liên quan gì đến loại rau này.
Tại Việt Nam, loại lơ baby này cũng chỉ mới được du nhập vào thời điểm cuối năm 2014, song, loại rau này lại được người tiêu dùng khá chuộng bởi ăn mềm, có vị ngọt, có thể ăn được nguyên cả bông và thân, đặc biệt, loại rau này còn rất giàu vitamin C, vitamin A, canxi, folat và sắt.
“Cửa hàng bán loại súp lơ xanh baby được khoảng gần một năm nay rồi nhưng số lượng nhập về mỗi lần rất ít.
Lần nào nhiều thì được khoảng 10 kg, không thì chỉ được 4-5 kg.
Khách mua toàn đặt hàng cân, thậm chí có người mua đến 2-3kg”, chị Linh nói.
Mặc dù loại rau này đắt gấp rưỡi thịt nhưng cả tuần nay, cửa hàng phải thông báo tạm hết hàng vì lượng khách đặt vượt xa lượng súp lơ mỗi lần nhập về mỗi lần.
Thừa nhận chuyện trên, ông Võ Tiến Huy, Chủ một HTX ở Đức Trọng, Lâm Đồng, cho biết, súp lơ baby là mặt hàng khá mới lạ.
Hiện Hợp tác xã của ông đang kết hợp với nông dân ở Lâm Đồng để đẩy mạnh sản lượng cung ứng ra thị trường.
Đến nay, hợp tác xã mới cung cấp được súp lơ baby cho hai hệ thống siêu thị đã ký hợp đồng từ trước, đặc biệt, chỉ nhận đặt hàng theo đơn chứ không bán ra thị trường.
Theo một hộ dân trồng lơ xanh baby ở huyện Đức Trọng, lơ xanh baby theo phương pháp trồng rau sạch.
Tức, phải trồng trong nhà kính có lưới vây quanh, không dùng phân bón hóa học mà phải bón phân hữu cơ, nếu cây bị sâu bệnh thì chỉ được dùng chế phẩm sinh học để bảo vệ.
Có thể nói, đây không những là rau sạch mà là rau 'siêu' sạch.
Hộ nông dân này cũng chia sẻ, trồng lơ xanh baby hiệu quả hơn nhiều loại cây trồng khác, chỉ hai tháng rưỡi là cho thu hoạch.
Hai ngày, súp lơ cho cắt một lần và thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 5-6 tháng.
Nhờ đó, mỗi tháng họ lãi khoảng 50 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) cải tạo đất trống, vườn tạp trồng hoa màu mang lại hiệu quả cao.
Đến nay, tổng diện tích cà phê toàn tỉnh Gia Lai là 79.122 ha, trong đó diện tích cà phê kinh doanh 76.523 ha. Cây cà phê được trồng chủ yếu ở: Ia Grai, Đak Đoa, Chư Prông, Chư Sê, Chư Pah, Chư Pưh, Mang Yang, Đức Cơ, Kbang và TP. Pleiku. Khoảng 3/4 diện tích cà phê hiện có trên địa bàn được trồng từ thời kỳ 1995-2000, trong đó nhiều diện tích đã được 20 năm tuổi.
Theo Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh, 6 tháng qua, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cây nhãn có dấu hiệu hồi phục, những vườn nhãn được đầu tư chăm sóc, thực hiện đúng quy trình của Cục Bảo vệ thực vật thì tỷ lệ bệnh thấp hơn 15%.
Tôm nước lợ là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, trước những thách thức nội tại của ngành và yêu cầu của thị trường, chỉ có cách nâng cao năng lực sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng.
Toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 530 hộ nuôi cá tra thương phẩm, tăng 6 hộ so với cùng kỳ 2014. Trong đó, số hộ nuôi cá thể chiếm 57,74% số hộ nuôi của toàn tỉnh. Vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm trên 74% diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh. Toàn tỉnh có 1.319 cơ sở sản xuất, kinh doanh ương giống cá tra đáp ứng yêu cầu nuôi thương phẩm trên địa bàn và một số địa phương vùng ĐBSCL.