Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trang trại lợn, gà rừng hữu cơ lớn nhất Việt Nam

Trang trại lợn, gà rừng hữu cơ lớn nhất Việt Nam
Ngày đăng: 23/10/2015

Lợn “sạch” nhờ ăn giun quế, uống thuốc nam

Đến thăm hệ thống trang trại lợn rừng, gà rừng NTC ở Hà Nội và Hòa Bình vào những ngày đầu tháng 10, dù trời nắng chói chang, nhưng trong trang trại lúc nào chúng tôi cũng cảm thấy thoáng mát, xanh bạt ngàn bóng dừa, hoa trái, rau rừng.

Tại hệ thống trang trại lợn rừng quy mô hơn 12.000 con, luôn có hơn 100 công nhân chăn nuôi lành nghề túc trực chăm sóc, phục vụ đàn lợn, mục đích cuối cùng nhằm tạo ra sản phẩm thịt ngon, sạch, chất lượng tốt nhất đến tay “thượng đế”.

Vừa dẫn chúng tôi tham quan trang trại, anh anh Hoàng Mạinh Thắng – Giám  đốc điều hành Công ty NTC vừa nói, đôi khi lợn bị stress, hắt hơi, tiêu chảy, bỏ ăn mình còn lo hơn cả người ốm, vì chỉ cần sơ suất là cả đàn lợn gặp nguy.

Nhớ lại những ngày đầu bén duyên với lợn rừng, anh Thắng kể: “Trong một ngày đầu tháng 8.2008, công ty khởi công xây dựng trang trại nuôi lợn, gà, rau rừng với diện tích 60ha tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Chỉ riêng số vốn đầu tư giai đoạn đầu phải bỏ ra đã là 8 tỷ đồng, trong đó 6 tỷ đồng dành cho đầu tư mua đất, thuê đất, 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi lợn rừng, gà rừng, 1 tỷ đồng còn lại mua lợn giống”.

Với quy mô chăn nuôi trên 12.000 con lợn rừng, và 5.000 gà rừng Trang trại lợn rừng NTC, hiện là trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam.

Những tưởng việc chăn nuôi sẽ thuận lợi, nhưng không ngờ anh Thắng và công ty đã gặp thất bại ngay khi mới bắt tay với nghề.

Hơn 100 con lợn rừng hậu bị dòng F1 thuần chủng mới nhập về từ Thái Lan, sau 7 tháng thả nuôi đã bị chết trên gần 70%, hàng tỷ đồng bỗng chốc “bốc hơi” hết.

Sau thất bại đầu tiên đấy, cả trang trại đã tìm ra được nguyên nhân là do không nắm bắt được là do thiếu kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng, lợn chưa quen với điều kiện khí hậu, hầu hết lợn đều bị bệnh tiêu chảy, đường hô hấp… dẫn tới chết hàng loạt.

Thất bại đầu tiên đó, đã làm cho những người sáng lập công ty choáng váng và quyết định dừng hoạt động trang trại trong 3 tháng nuôi lợn rừng để tập trung nghiên cứu tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi lợn rừng.

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật nuôi lợn rừng cán bộ công ty, trang trại gặp rất nhiều khó khăn, bởi ở thời điểm đó, Việt Nam mới chỉ có 3 – 4 mô hình trang trại nuôi lợn rừng với quy mô nhỏ cũng không nắm bắt được công nghệ nuôi lợn…

“Sau 3 tháng cố gắng nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật và sự tư vấn của các nhà khoa học, các giáo sư, các chuyên gia đặc biệt là các lương y đã tư vấn, hỗ trợ việc điều trị căn bệnh tiêu chảy của lợn rừng bằng lá thuốc nam, công ty mới có thể tiếp tục đầu tư làm lại từ đầu” – anh Thắng nhớ lại.

Anh Thắng cho biết, sau khi đã tìm ra được bí quyết, công ty đã quyết định đầu tư giai đoạn hai làm lớn hơn khi mua 500 con lợn rừng hậu bị F1 thuần chủng Thái Lan.

Sau 7 tháng nuôi, nhờ đúc kết được những thất bại trong quá trình chăn nuôi, áp dụng được kỹ thuật vào thực tiễn, giải quyết được cách phòng ngừa dịch bệnh.

Đặc biệt điều trị triệt để được bệnh tiêu chảy của lợn rừng bằng lá thuốc nam.

Không chỉ tìm ra được cách trị bệnh, anh Thắng và mọi người trong công ty còn tìm ra công thức tận dụng được nguồn phân thải ra từ lợn rừng để nuôi giun quế để làm thức ăn cho lợn rừng, gà rừng, qua đó đã giúp giảm đáng kể chi phí.

Nhờ áp dụng được những kiến thức khoa học trên, tận dụng được nguồn thức ăn, thuốc chữa bệnh, kinh nghiệm thực tiễn trang trại đã thu được nguồn lợi nhuận khá lớn từ việc nuôi lợn rừng sau lần thất bại đầu.

Theo anh Thắng, đến na, trang trại đã đi vào hoạt động ổn định được 8 năm.

Quy mô của trang trại ở thời điểm hiện này khoảng trên 12.000 con lợn rừng, 5.000 con gà rừng, cung cấp tới các khách sạn, nhà hàng cao cấp trong nội thành Hà Nội hàng nghìn con/năm.

Trung bình mỗi năm trang trại thu được lợi nhuận khoảng từ 30 – 40 tỷ đồng.

Liên kết phát triển chăn nuôi nông hộ

Trước nhu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng ưa thích sử dụng sản phẩm thịt sạch, nên ngoài việc, đầu tư vào hệ thống 2 trang trại chăn nuôi chính tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Hà Nội và xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, NTC đang thực hiện dự án phối hợp với bà con nông dân cùng nuôi lợn rừng, gà rừng, trồng cây rau rừng theo hình thức như cung cấp giống lợn rừng, gà rừng cho bà con nông dân.

Đồng thời hỗ trợ một phần tiền con giống và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, tư vấn thiết kế chuồng trại nuôi lợn rừng, gà rừng.

Đặc biệt là việc bao tiêu thu mua lại con giống và thương phẩm với mức giá ổn định, đảm bảo nông dân không phải lo về đầu ra.

 

Anh Hoàng Mạnh Thắng – Giám đốc điều hành Trang trại lợn rừng NTC đang bỏ cỏ, rau rừng cho lợn ăn tại trang trại ở xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, (Hà Nội).

Đến thời điểm hiện tại, Trang trại lợn rừng NTC thực hiện dự án phối hợp với 230 hộ dân ở 15 xã tại 4 huyện của Hà Nội như xã Xuân Giang, xã Minh Trí, xã Minh Phú (Sóc Sơn) hay xã Khánh Thượng, xã Đồng Thái (Ba Vì)… Đáng nói hơn, qua việc liên kết chăn nuôi với công ty, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, mạnh dạn đầu tư làm ăn lớn, có nhiều hộ có thu nhập hàng trăm triệu đồng…

Chăn nuôi lợn rừng hữu cơ đang là mô hình làm giàu được ưa chuộng nhất hiện nay được rất nhiều các hộ chăn nuôi trên toàn quốc áp dụng.

Với tư cách là trang trại lợn rừng lớn nhất tại Việt Nam - NTC luôn nỗ lực hết mình trong công tác hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất từ mô hình này. Các hộ chăn nuôi có nhu cầu tham gia dự án vui lòng liên hệ theo số điện thoại của Trang trại lợn rừng NTC – 0988 880 128 hoặc  0463.298.835.

Ngoài ra, bạn đọc có có thể đến địa chỉ văn phòng giao dịch của Công ty CP Phát triển khoa học kỹ thuật NTC Việt Nam ở Tầng 2, nhà NTC, số 5 đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hoặc gửi yêu cầu qua Email: trangtrainuoilonrung@gmail.com để được hỗ trợ tư vấn và mua lợn, gà giống và thương phẩm. 

Cũng sau khoảng 8 năm triển khai thành công dự án nông trại chăn nuôi lợn rừng, gà rừng.

Trang trại lợn rừng NTC cũng đã phát triển thành công mô hình rau rừng với diện tích khoảng 5ha, trung bình mỗi năm trang trại cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn rau rừng.

Với 100% các loại rau như chùm ngây, rau càng cua, rau mỏ, rau bò khai, rau dớn, hoa chuối rừng, măng rừng… được trồng bằng công thức hữu cơ, sử dụng phân bón là phân giun quế, sử dụng thiên địch để bắt sâu hại, không sử dụng các loại hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo vệ thực vật.

Thời gian tăng trưởng tới khi thu hoạch rau rừng không dưới 6 tháng đảm bảo an toàn với độ dinh dưỡng rất cao.


Có thể bạn quan tâm

Tưới tiết kiệm lợi tiền tỷ Tưới tiết kiệm lợi tiền tỷ

Hệ thống tưới nhỏ giọt “3 trong 1” cho cây tiêu của ông Nguyễn Xuân Sang ở thị xã Phước Long (Bình Phước) tiết kiệm được 40% lượng phân bón, 80% nhân công, 30% nước và tăng từ 15 - 20% năng suất.

08/11/2015
Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng Sâu bệnh trên cây cà phê có chiều hướng gia tăng

Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung – Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, cao gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.

08/11/2015
Giá mía tăng cao nhất trong 3 năm qua Giá mía tăng cao nhất trong 3 năm qua

Nông dân trồng mía tại ĐBSCL đang rất phấn khởi do thu hoạch mía bán được giá cao hơn từ 200 - 300 đồng/kg so với hồi đầu vụ ép mía 2015 - 2016 (thời điểm tháng 9-2015) và tăng hơn bình quân khoảng 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

08/11/2015
Hơn 9.600ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm Hơn 9.600ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm

Ngày 4-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị công tác bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.

08/11/2015
Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng Người trồng trà Phú Hội nổi tiếng

Một trong những đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai là trà Phú Hội. Trà trồng trên vùng đất thuộc xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) dù nấu lá uống tươi hay uống trà đã sao, phơi khô cũng đều thơm ngon, đậm đà hơn hẳn trà ở nơi khác.

08/11/2015