Xây dựng nông thôn mới người dân, doanh nghiệp góp vốn hơn 50%

Trong số 14 công trình trường lớp được xây dựng từ nguồn vốn NTM, có những ngôi trường hiện đại thuộc loại nhất, nhì thành phố, như công trình Trường Mầm non Hướng Dương (xã Nhơn Đức) với quy mô hơn 40 phòng học, phòng chức năng, tổng vốn đầu tư hơn 70 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thanh Thủy - Hiệu trưởng nhà trường cho biết, những năm trước, trẻ đến tuổi ra lớp đều phải học nhờ xã khác vì cơ sở vật chất của Trường Mầm non Hướng Dương khá ọp ẹp.
Nhờ Chương trình NTM, trường đã được xây dựng lại với quy mô khang trang hơn, có thể đáp ứng hơn 400 chỗ học cho trẻ.
Đặc biệt, trường cũng là điểm mầm non được huyện giao thí điểm nhận trẻ từ 6 tháng tuổi trong năm học này.
Bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục, các công trình hạ tầng thiết yếu khác như điện, nước, trạm y tế, bệnh viện… cũng được huyện Nhà Bè xây dựng, nâng cấp khang trang hơn.
Theo ông Lê Minh Trí - Chủ tịch UBND xã Phước Kiểng, hiện tốc độ đô thị hóa của xã rất nhanh.
Dự kiến đến năm 2020, tỷ trọng ngành nông nghiệp của xã sẽ chỉ còn khoảng 1%.
Ông Nguyễn Văn Lưu - Bí thư Huyện ủy Nhà Bè cho biết: “Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện là huy động tốt sức dân, cộng đồng xã hội cùng tham gia.
Trong tổng nguồn vốn xây dựng NTM hơn 2.312 tỷ đồng, vốn huy động từ nhân dân, doanh nghiệp... chiếm hơn 50%.
Nhà Bè cũng đã được công nhận là huyện NTM”.
Cũng theo ông Lưu, định hướng phát triển đến năm 2020 của huyện Nhà Bè là phát triển thành đô thị thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Thời gian tới, tỷ trọng ngành nông nghiệp sẽ chỉ còn khoảng 3%, do đó huyện sẽ ưu tiên đẩy mạnh nông nghiệp công nghệ cao với những mô hình làm ăn hiệu quả như nuôi cá sấu, chim yến, tôm, cua, trồng lan...
Có thể bạn quan tâm

Cái bắt tay giữa nông dân và siêu thị Việt ngày càng chặt được kỳ vọng sẽ tạo nhiều đột phá cho nông sản Việt trên con đường khẳng định thương hiệu, chinh phục người tiêu dùng trong nước và từng bước vươn ra khu vực.

Không phải là những ông chủ hàng hiệu hay kinh doanh những mặt hàng cao cấp, nhưng những người nông dân này lại làm giàu từ chính những mặt hàng nông sản rất đỗi gần gũi.

Với quy trình công nghệ nuôi tiên tiến hiện đại, các chính sách hỗ trợ của tỉnh và các địa phương, nghề nuôi Tôm đang thực sự là một lĩnh vực thu hút được nhiều người đầu tư.

Từ miền Tây khăn gói lên mảnh đất Lâm Đồng lập nghiệp, nhờ chịu thương, chịu khó tìm tòi và biết áp dụng kỹ thuật trồng cam. Đến nay, anh Lê Hoàng Minh (35 tuổi, ở xã Đại Lào, TP Bảo Lộc) đã có một vườn cam sành thu lãi khoảng 1 tỷ đồng mỗi năm.

Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.