Năng suất lao động thấp, cạnh tranh giảm

Lao động chưa qua đào tạo, ngại thay đổi quy trình sản xuất sẽ làm giảm chất lượng, năng suất lao động.
PGS-TS Chu Tiến Quang – cán bộ Tiểu ban Chính sách, Hội đồng Khoa học công nghệ (Bộ NNPTNT) cho biết: “Nguồn nhân lực sản xuất là một trong những điểm yếu, hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam.
Hiện nay số lượng nông dân sản xuất nông nghiệp vẫn còn quá nhiều, trong khi quỹ đất canh tác nhỏ và giảm dần, dẫn tới quy mô sản xuất của các hộ quá nhỏ và phân tán, sản lượng và giá trị nông nghiệp làm ra không đủ sống và tích lũy để mở rộng sản xuất”.
Đi sâu vào chất lượng lao động nông nghiệp, thạc sĩ Đinh Xuân Nghiêm (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương) cho rằng: “Chất lượng lao động nông nghiệp còn rất thấp, số lao động nông nghiệp, nông thôn chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao.
Theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 cho thấy tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo vẫn ở mức thấp.
Điều này dẫn tới năng lực tiếp cận tiến bộ khoa học thấp, ngại thay đổi quy trình sản xuất với năng suất, chất lượng thấp.
Năng suất lao động trong ngành nông nghiệp thấp dẫn tới hiệu quả thấp và khả năng cạnh tranh ngày càng giảm.
Năm 2014 năng suất lao động khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ đạt 18,7 triệu đồng/lao động, bằng 36,8% năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế”.
Theo ông Nghiêm, năng suất lao động nông nghiệp thấp đồng nghĩa với hiệu quả và khả năng cạnh tranh với nông nghiệp các nước thấp, dẫn đến ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ bị thua trên thị trường quốc tế và ngay trên thị trường nội địa.
Đây là thách thức lớn đã đặt ra trong nhiều năm qua và càng tăng lên trong mở rộng hội nhập quốc tế những năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 8 năm nay, 60ha đất sản xuất nông nghiệp ở các cánh đồng Tam Ván, Tân Đức, xã Bình Châu (Bình Sơn) không sản xuất được khiến đời sống 800 hộ nông dân ở các thôn Châu Thuận Nông, Phú Quý, Tân Đức gặp khó khăn.

Không chỉ riêng trường hợp bà Ráng, nhiều hộ nông dân ở đây cũng gặp tình cảnh tương tự khi Xí nghiệp đường Cà Mau (thuộc Công ty cổ phần mía đường Tây Nam ở ấp I, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) thông báo không thu mua mía nguyên liệu trong vùng và hàng trăm hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang.

Bà Nguyễn Thị Lướt có vườn nhãn ở số 2/1 Tỉnh lộ 329, ấp Nhơn Hòa, xã Xuyên Mộc cho biết: Năm nay, dù thời tiết không thuận lợi do khô hạn, thiếu nước tưới nên năng suất các vườn nhãn thấp hơn; nhưng nhờ giá ổn định ở mức 12.000đ/kg nên nhà vườn thu lãi tốt từ vụ thu hoạch chính trong năm.

Cụ thể thương lái ở Đồng Tháp, An Giang và TP. Cần Thơ đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000 – 35.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 3.000đ/kg), giá lươn cỡ 250 – 300 gram/con từ 150.000 - 160.000đ/kg (tăng 5.000đ/kg), giá cá tra thương phẩm từ 24.000 - 24.200đ/kg (tăng 500đ/kg).

Từ năm 2011 Cần Thơ xây dựng CĐL đầu tiên chỉ với 400 ha, đến vụ HT 2014 có 14 DN ký hợp đồng liên kết trên 63 CĐL trên 5.700 ha với 12.000 nông hộ tham gia. Nhiều nông dân cho biết sản xuất trong CĐL an tâm không phải lo khâu tiêu thụ nhờ có sự tham gia bao tiêu của DN và đạt lợi nhuận cao so với sản xuất nhỏ lẻ trước đây.