Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.
Tháng 10.2009, ông Bồng đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo rừng với diện tích khoảng 2 ha. Ông đã chi 35 triệu đồng để mua 6 heo rừng sinh sản và 2 con heo rừng đực về thả nuôi. Biết sơ qua về kỹ thuật chăn nuôi, cùng với tìm hiểu trên sách báo, tài liệu, ông đã dần thành thạo trong việc chăm sóc giống vật nuôi mới này.
Theo ông Bồng, heo rừng là loài ăn tạp và phàm ăn, 95% thức ăn của nó là rau, củ, quả, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp rẻ tiền và dễ kiếm. Mỗi heo rừng trưởng thành tiêu thụ mỗi ngày hết khoảng 2 kg cỏ hoặc thức ăn thô xanh khác và 0,2 kg cám gạo. Chuồng trại lại đơn giản, gần gũi với tự nhiên. Heo rừng có sức đề kháng rất tốt, hiện chỉ thấy mắc bệnh ngoài da và rối loạn tiêu hóa đơn giản, do đó chi phí về thú y rất thấp. Chúng phối giống tự nhiên mà hiệu quả, mỗi năm heo mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5 đến 8 con. Sau 7 đến 8 tháng nuôi, heo đạt trọng lượng 30 đến 40 kg/con là có thể xuất chuồng, giá hiện nay khoảng 150 ngàn - 200 ngàn đồng/kg.
Sau gần ba năm, từ 8 con giống ban đầu, đàn heo rừng của ông Bồng lên đến 40 con, đã xuất bán được. Ông giữ lại 10 con để nhân giống, trong đó có 2 con đực và 8 con cái, số còn lại để bán thịt. Với mức giá thịt heo rừng cao như hiện nay, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định hàng năm từ mô hình này. Ông Bồng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi heo rừng để bà con trong vùng học hỏi và làm theo.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2003, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre triển khai trồng thực nghiệm cây mía trên vùng đất gò cao bị nhiễm phèn, mặn của xã Bình Thạnh (Thạnh Phú, Bến Tre) với khoảng 2 ha, sau đó, bà con nông dân địa phương thực hiện như một phong trào chuyển đổi cây trồng, bởi cây mía là một cây trồng mới, có hiệu quả thiết thực…

Sau vụ mùa actiso được giá nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, người trồng actiso ở phường 12-Tp.Đà Lạt (nơi có diện tích actiso nhiều nhất Đà Lạt) lại đang phải đối mặt với nguy cơ trắng tay trong mùa vụ năm nay, dù mới chỉ xuống giống từ đầu tháng 5.

Trồng ngô thâm canh mật độ cao (ngô trồng dày) là một biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đơn vị diện tích. Tại Anh Sơn (Nghệ An), mô hình này đã triển khai cho bà con sản xuất hơn 1 năm qua với tổng diện tích gần 250 ha. Từ hiệu quả bước đầu, trồng ngô mật độ cao đang mở hướng phát triển mới cho bà con vùng bãi.

Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô 6 ao, tổng diện tích là 22.000m². Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,54 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 611 triệu đồng, người dân và doanh nghiệp đối ứng hơn 933 triệu đồng.

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.