Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định
Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.
Tháng 10.2009, ông Bồng đầu tư xây dựng trang trại nuôi heo rừng với diện tích khoảng 2 ha. Ông đã chi 35 triệu đồng để mua 6 heo rừng sinh sản và 2 con heo rừng đực về thả nuôi. Biết sơ qua về kỹ thuật chăn nuôi, cùng với tìm hiểu trên sách báo, tài liệu, ông đã dần thành thạo trong việc chăm sóc giống vật nuôi mới này.
Theo ông Bồng, heo rừng là loài ăn tạp và phàm ăn, 95% thức ăn của nó là rau, củ, quả, cỏ, phụ phẩm nông nghiệp rẻ tiền và dễ kiếm. Mỗi heo rừng trưởng thành tiêu thụ mỗi ngày hết khoảng 2 kg cỏ hoặc thức ăn thô xanh khác và 0,2 kg cám gạo. Chuồng trại lại đơn giản, gần gũi với tự nhiên. Heo rừng có sức đề kháng rất tốt, hiện chỉ thấy mắc bệnh ngoài da và rối loạn tiêu hóa đơn giản, do đó chi phí về thú y rất thấp. Chúng phối giống tự nhiên mà hiệu quả, mỗi năm heo mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 5 đến 8 con. Sau 7 đến 8 tháng nuôi, heo đạt trọng lượng 30 đến 40 kg/con là có thể xuất chuồng, giá hiện nay khoảng 150 ngàn - 200 ngàn đồng/kg.
Sau gần ba năm, từ 8 con giống ban đầu, đàn heo rừng của ông Bồng lên đến 40 con, đã xuất bán được. Ông giữ lại 10 con để nhân giống, trong đó có 2 con đực và 8 con cái, số còn lại để bán thịt. Với mức giá thịt heo rừng cao như hiện nay, gia đình ông có nguồn thu nhập ổn định hàng năm từ mô hình này. Ông Bồng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi heo rừng để bà con trong vùng học hỏi và làm theo.
Related news
Hà Tĩnh là một tỉnh nghèo kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Xác định vai trò, vị trí quan trọng đó, thời gian qua, tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới.
Thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM trong 8 tháng đầu năm 2015 toàn tỉnh phát triển 1.172 mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao.
Được sở hữu sản phẩm lúa gạo chất lượng cao, đủ sức tạo thương hiệu trên thị trường là mơ ước từ lâu của người nông dân Hà Tĩnh. Với vai trò là “bà đỡ” trong việc xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản phẩm lúa.
Nhằm tìm kiếm giống lúa mới năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu để thay thế, bổ sung vào bộ giống lúa đang gieo cấy trên địa bàn Thị xã.
“Phát triển lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa” là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông Nông nghiệp được Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) phối hợp Sở NNPTNT Lào Cai tổ chức sáng 9.9