Hội Thảo Liên Kết Sản Xuất Và Thị Trường Tiêu Thụ Sản Phẩm Gia Cầm

Ngày 15/11, Hiệp hội gia cầm Việt Nam phối hợp với Cục chăn nuôi và Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thảo Liên kết sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm gia cầm.
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia cầm liên tiếp xảy ra với qui mô rộng. Chính vì vậy, liên kết tạo chuỗi giá trị thực phẩm sạch, an toàn là một đòi hỏi cấp thiết. Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.
Báo cáo của hiệp hội gia cầm Việt Nam cho biết, năm 2013 cả nước có trên 315 triệu con gia cầm, thế nhưng qui mô chăn nuôi còn rất nhỏ lẻ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc liên kết giữa các khâu bị hạn chế.
Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên 4 liên kết cần phải làm ngay: Đó là liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống và cơ sở nuôi thương phẩm; Liên kết cơ sở thức ăn, sản xuất thương phẩm; cơ sở thú y và cơ sở con giống; Liên kết cơ sở chăn nuôi thương phẩm, giết mổ chế biến và tiêu thụ.
Hội thảo đưa ra nhiều giải pháp, nhằm tìm ra hướng liên kết hoàn chỉnh nhất giúp người nuôi giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, nhập lậu, góp phần đưa ngành chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững.
Nguồn bài viết: http://www.thtg.vn/hoi-thao-lien-ket-san-xuat-va-thi-truong-tieu-thu-san-pham-gia-cam/
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, Hương Trà (Thừa Thiên Huế) thả nuôi 306 ha thuỷ sản các loại như: cá kình, tôm sú, tôm rảo, cua…, tập trung chủ yếu ở 2 xã Hải Dương và Hương Phong.

Sáng 27/9, tại UBND xã Ninh Phú, thị xã Ninh Hòa, Tiểu Ban quản lý Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (gọi tắt là CRSD) Khánh Hòa đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh tổ chức Hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả nuôi tôm an toàn sinh học theo hướng VietGAP trên 4 ao nuôi tôm tại xã Ninh Phú.

Cồi điệp, sò lông chưa được xử lý nhiệt đúng yêu cầu cùng với sản phẩm có chứa độc tố Lipophilic là 2 lý do Liên minh châu Âu (EU) mới khuyến nghị Việt Nam ngưng xuất các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ trên. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống ngư dân Bình Thuận…

Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.