Việt Nam cung cấp độc quyền cá tra tại Anh
Theo VASEP, năm 2014, Việt Nam xuất khẩu cá tra và cá da trơn sang Anh đạt gần 38 triệu USD. Giá cá tra nhập khẩu vào Anh luôn cao nhất trong 10 thị trường nhập khẩu lớn (Hà Lan, Đức, Pháp…) với mức khoảng 2,4 EUR/kg. Chính vì giá nhập khẩu cao nên đòi hỏi của khách hàng Anh cũng thường cao hơn so với các nước khác, đặc biệt là yêu cầu về tỉ lệ kích cỡ, thẩm mỹ miếng cá phi lê.
Hiện nay, cá tra phi lê đông lạnh vẫn chiếm tới 86% tỉ trọng cá tra nhập khẩu vào Anh và Việt Nam là nguồn cung “độc quyền” cá tra tại Anh. Dự báo, trong năm 2015, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh sẽ còn tăng trưởng mạnh hơn do nhu cầu nhập khẩu của nước này khá ổn định, giá nhập khẩu tốt.
Có thể bạn quan tâm
Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở một số huyện và trở thành nghề làm giàu cho một bộ phận người dân ngoại thành Hà Nội. Tổng đàn bò sữa của toàn thành phố hiện có 10.868 con với sản lượng sữa đạt 92,6 tấn/ngày.
Sau Tết Nguyên đán, giá cá tra để chế biến xuất khẩu tại ĐBSCL có chiều hướng tăng nhẹ trở lại. Các doanh nghiệp cho rằng giá cá tra tăng, một phần là do nguồn cá đang dần khan hiếm do nhiều người nuôi tại khu vực này đã “treo ao”.
Nhiều doanh nghiệp lớn và chuyên gia trong ngành thủy sản cho rằng, năm 2013 là thời điểm khó khăn cho cá tra nhưng cũng là cơ hội tái cấu trúc ngành từ khâu nuôi trồng đến chế biến, xuất khẩu.
Nông dân xã Hiệp Xương (Phú Tân - An Giang) đang vào vụ thu hoạch rau muống lấy hạt. Các hộ trồng cho biết, hiện nay giá mỗi ký hạt rau muống khoảng 40.000 đồng, năng suất đạt 320 kg/công, trừ chi phí, nông dân thu lãi 4,5 triệu đồng/công. Hạt rau muống chủ yếu được bạn hàng từ các chợ Châu Ma, Vàm Xáng (Châu Phú), Chợ Vàm (Phú Tân) đến tận nơi thu mua.
Mới 23 tuổi nhưng Nguyễn Ngọc Phú đã là chủ một trang trại nuôi lươn tại huyện Củ Chi, TP.HCM với lợi nhuận hơn 12 triệu đồng mỗi tháng. Ðây là mô hình nuôi lươn trong bể xi măng lần đầu được thử nghiệm thành công tại huyện Củ Chi.