Trồng sắn gắn với bảo vệ rừng
10 năm diện tích tăng gấp 2
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu nhất trí cho rằng, khác với các cây công nghiệp khác như cà phê, cao su..., sắn được coi là cây của người nghèo bởi trồng sắn không kén đất, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật canh tác cao, mức đầu tư thấp nên rất phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Thêm vào đó, nhu cầu của thị trường tiêu thụ các sản phẩm sắn và lợi ích từ chế biến, thương mại và sản xuất cũng ngày càng có xu hướng tăng chính là động lực khiến diện tích sắn ở nước ta tăng nhanh, đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây. Theo thống kê của Bộ NNPTNT, năm 2014, diện tích sắn cả nước đạt 560.000ha, tăng gấp 2 lần so với diện tích năm 1999 và vượt xa con số 450.000ha mà Chính phủ đặt ra.
Người dân xã Mường Trai, Mường La, Sơn La cuốc đất trồng sắn. Ảnh: LHT
Theo nhận định của đại diện Tổng cục Lâm nghiệp, hiện sản xuất sắn vẫn mang hình thức quảng canh, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu do hộ gia đình, hình thành nguy cơ xâm lấn, xâm canh và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Ngành sắn vẫn đang tiếp tục phát triển cả về diện tích lẫn quy mô chế biến. Trong khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, cây sắn lại là cây dễ tính, rất phù hợp với đất đồi, rừng nên điều này đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đối với nguồn tài nguyên rừng.
Bà Nguyễn Hải Vân đại diện cho Trung tâm Con người và thiên nhiên phân tích, trong điều kiện canh tác quản canh, việc tăng sản lượng đồng nghĩa với việc mở rộng diện tích trồng mới nên sẽ tác động trực tiếp tới tài nguyên rừng. Nguy cơ xâm lấn, xâm canh và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang trồng sắn của người dân là rất cao. Nhất là ở những vùng khó khăn, những người nghèo lại càng trồng sắn nhiều, nghiên cứu của các chuyên gia cũng cho thấy, nhu cầu sinh kế của người dân là động lực chính ra tăng diện tích. “Tôi cho rằng, cần xem xét một cách nghiêm túc về thực trạng phát triển sắn gắn với bảo vệ rừng bền vững trong bối cảnh hiện nay. Quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất hay quy hoạch phát triển sắn phải được cân đối hài hòa nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và sinh kế của người dân là cây sắn”- bà Vân nói.
Hạn chế phá rừng
"Giá trị của cây sắn trong tương lai sẽ tiếp tục được khẳng định nhưng cũng cần phải tính đến quy hoạch nghiêm túc hơn để hướng ngành sắn phát triển bền vững và hài hòa lợi ích với bảo vệ rừng”. |
Cùng chung quan điểm trên ông Nghiêm Minh Tiến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam cho rằng: Cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa nhu cầu và xu hướng phát triển sắn, gắn với tạo sinh kế cho người dân. Ông Tiến cũng cho rằng, sắn là cây nông nghiệp truyền thống, nằm trong 4 cây lương thực quan trọng nhất ở Việt Nam. Nếu như trước đây, sắn chỉ là cây lương thực với mục tiêu đơn giản chỉ là xóa đói giảm nghèo thì hiện nay đã trở thành cây trồng hàng hóa chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,1 tỷ USD/năm, nằm trong tốp 10 sản phẩm nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cao nhất. So với những năm trước đây, năng suất sắn đã được cải thiện. Bình quân cả nước đạt 19 triệu tấn/ha. Sắn được trồng nhiều nhất là ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, nhưng năng suất cao nhất vẫn là ở vùng Đông Nam Bộ.
Tại buổi tọa đàm, hầu hết các đại biểu cho rằng, trước mắt, cần phải quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu, không nên mở rộng diện tích trồng sắn quá mức, đặc biệt là việc mở rộng diện tích liên quan tới chuyển đổi đất rừng cần được kiểm soát chặt chẽ. Tiếp đến là tạo vùng nguyên liệu tốt bằng các giống mới kết hợp với các biện pháp thâm canh phù hợp, đảm bảo năng suất bình quân cả nước trên 30 tấn/ha. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh bột để sản xuất xăng sinh học - ethanol, giảm và tiến tới không xuất khẩu sắn lát (sắn thô) ra thị trường. Chính phủ cũng cần có cơ chế, chính sách phù hợp về tài chính, khoa học - công nghệ, khuyến nông và quảng bá thương hiệu ngành sắn để xúc tiến thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu sắn… nhằm nâng cao giá trị cho ngành sắn để đưa ngành sắn phát triển “chuyên nghiệp” hạn chế tình trạng phá rừng trồng sắn.
Có thể bạn quan tâm
Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.
Từ khi mới bắt đầu nuôi tôm, các chuyên gia ngành thuỷ sản khuyến cáo, quy hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải nuôi riêng biệt với tôm sú, xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nguồn nước khép kín, tuyệt đối không để lẫn lộn giữa nguồn nước nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
Vấn đề đau đầu nhất hiện nay với các tỉnh ven biển miền Trung từ TT- Huế đến Ninh Thuận là sản lượng khai thác thủy sản giảm sút, tàu nằm bờ chiếm tới 40 – 60% do giá nhiên liệu tăng cao, tình hình nuôi trồng thủy sản không thuận, đặc biệt tình trạng tôm bị bệnh chết khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống ngư dân. Theo số liệu của Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực
Năm 2011, hai cán bộ được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhóm nghề nông nghiệp tại Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh đã có cơ hội được “mục sở thị” nghề trồng nấm ở Vĩnh Bảo (Hải Phòng).
Ít ai biết, trên thị trường có cả trăm loại men vi sinh được quảng cáo nổ "một tấc lên đến giời", thậm chí trị cả bệnh tôm và được bán với giá trên trời. Vì sao?