Ăn gian trọng lượng tôm bằng chiêu bơm hóa chất
Để thu được lợi nhuận cao, một số cơ sở kinh doanh thủy sản đã bơm hóa chất lạ vào tôm nhằm mục đích tăng trọng lượng một cách bất chính.
Ngày 26/7, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnh Thừa Thiên- Huế đã phát hiện và bắt quả tang hai cơ sở đang sử dụng tạp chất lạ để bơm vào tôm sú.
Theo đó, 2 cơ sở kinh doanh là Thân Huệ do ông Lê Văn Thân ( 47 tuổi) làm chủ và Hồng Nhung do ông Võ Mạnh Hùng (45 tuổi) làm chủ cùng có địa chỉ tại đường Kinh Dương Vương, tổ dân phố Tân Dương, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang.
Đây là 2 cơ sở hoạt động từ năm 2012, thường xuyên thu mua tôm chết, bơm tạp chất nhằm tăng trọng lượng rồi cung cấp cho các nhà hàng tiệc cưới trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng Công an đã bắt quả tang các nhân viên của các cơ sở sử dụng kim tiêm để đưa mẫu tạp chất màu trắng đục vào thân tôm. Lực lượng công an đã thu giữ tang vật gồm 150kg tôm sú đã chết, 202 kg tạp chất và 80 kim tiêm.
Hiện lực lượng công an đã tiến hành gửi mẫu phân tích kiểm nghiệm thực phẩm để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đem lại giá trị kinh tế cao và bù đắp một phần tổn thất trong vụ mía vừa qua, trong niên vụ mía 2011-2012, nông dân vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp tập trung phát triển diện tích rau màu ngắn ngày xen với cây mía, đây được xem là mô hình “lấy ngắn nuôi dài” mang lại hiệu quả cao.
Những cơn mưa lớn xuất hiện đột ngột trong những ngày qua làm môi trường ao nuôi tôm biến động, tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi-rút phát triển gây bất lợi cho tôm nuôi, đặc biệt ở loại hình nuôi tôm công nghiệp (NTCN). Đồng thời cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh lạ xuất hiện và phát sinh trên diện rộng như bệnh gan tụy.
Qua 10 năm đầu tư chăn nuôi heo, chị Nguyễn Dương (thôn Di Đông, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) rút ra kinh nghiệm: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nơi đây, muốn thoát nghèo, làm giàu phải từ chăn nuôi.
Phế thải là nguồn gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, việc không xử lý hoặc xử lý rác thải không đúng quy trình, bằng những công nghệ lạc hậu, tốn kém năng lượng và chi phí nhân công đang là trở ngại lớn cho nhiều địa phương
Nuôi heo rừng là mô hình đang được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng để giúp người dân nhanh chóng thoát nghèo, từng bước vươn lên thành khá giàu.