Trạm Khuyến Nông Thị Xã Tân Châu Trình Diễn Mô Hình Nuôi Cá Còm
Sáng ngày 23/10/2014, tại ấp 1, xã Vĩnh Xương. Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu (An Giang) tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá Còm”, có trên 30 nông dân đến từ các xã trên địa bàn Tân Châu tham dự.
Cá Còm còn gọi là cá Nàng hai, sống ở nước ngọt và lợ, đây là loại cá có chất lượng thịt ngon, có thể chế biến thành nhiều món ăn cao cấp. Hiện tại loài cá này bị khai thác quá mức, đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Tuy nhiên, những năm gần đây có nhiều cơ sở, trung tâm nghiên cứu và sinh sản thành công loài cá còm này và cung cấp giống cho người nuôi, không phải phụ thuộc vào nguồn giống tự nhiên.
Tham quan thực tế tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia, ấp 1, xã Vĩnh Xương, người có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi thủy sản, tận dụng 200m2 ao nuôi sẳn có, được sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Trạm khuyến nông thị xã, ông Vĩnh Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống. Sau 5 tháng nuôi thử nghiệm, cá phát triển tốt, ít bệnh, tỉ lệ nuôi sống đạt trên 85%, trọng lượng 200 gram/con, với giá bán cho thương lái hiện nay 62.000đ/kg. Sau khi trừ chi phí con giống, thức ăn, thuốc thú y, ông Lâm Vĩnh Gia thu lãi gần 12 triệu đồng.
Đây là mô hình chăn nuôi mới, phù hợp với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên ở vùng lũ đầu nguồn Tân Châu. Thông qua mô hình, nhằm giúp cho người chăn nuôi tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, huyện vùng cao Bác Ái được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Theo đó, một số thôn, xã nằm trong vùng dự án được di dời về nơi ở mới.
Ngày 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) đã gửi công văn đến Sở NN và PTNT các tỉnh, thành phố thực thuộc Trung ương ven biển đề nghị cảnh báo tới cơ sở nuôi tôm khi xuất bán tôm thương phẩm.
Cuối tuần qua, tại thị trấn Long Mỹ, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty Bayer Việt Nam tổ chức ra mắt dự án chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo tỉnh Hậu Giang thuộc cánh đồng mẫu của thị trấn Long Mỹ, huyện Long Mỹ.
Nhiều nông dân ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế. Bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn... Với giá từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loại thủy sản cho giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.
Gần đây, nhiều vườn hồ tiêu trên địa bàn Quảng Trị bị chết hàng loạt, thiệt hại lớn về kinh tế và gây tâm lý lo lắng cho người dân.