Gần 30 năm xuất khẩu, gạo Việt vẫn chưa có thương hiệu

Không có thương hiệu
Hiện tại, nước ta đang có 4,1 triệu ha đất trồng lúa, trong đó riêng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 53% diện tích. Năm 2014 tổng sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn, xuất khẩu hơn 6,3 triệu tấn gạo, giá trị 2,93 tỷ USD.
Việt Nam đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo sau Ấn Độ và Thái Lan.
Ông Võ Thành Đô – Phó Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NNPTNT) cho biết, sản xuất lúa ở nước ta hầu hết là ở quy mô nông hộ nhỏ với hơn 85% số hộ gia đình có quy mô dưới 0,5ha/hộ, trong khi đó về tổ chức sản xuất như HTX, tổ, nhóm sản xuất theo hợp đồng còn hạn chế dẫn đến những khó khăn về quản lý chất lượng, hiệu quả sản xuất của nông dân thấp.
Chính vì thế, thị trường xuất khẩu của gạo của Việt Nam đang ở phân khúc trung bình và thấp, gạo xuất khẩu có chất lượng cao chiếm tỷ trọng thấp, chất lượng cũng chưa đồng đều, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn yếu. “
Hiện nay, Việt Nam có hơn 200 doanh nghiệp có quy mô trung bình và lớn tham gia vào hệ thống thương mại gạo nhưng việc sử dụng thương hiệu trên thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu còn hạn chế. Đang có tình trạng mỗi doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu riêng về gạo cho các doanh nghiệp của họ”- ông Đô nói.
Là một trong những doanh nghiệp đang tham gia vào xuất khẩu gạo, ông Lê Thanh Khiêm - Phó Giám đốc Công ty Lương thực Tiền Giang cho biết, trong xuất khẩu gạo hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn do gạo Việt chưa có thương hiệu.
“Đơn cử như khâu sản xuất giống, Thái Lan họ tập trung vào một số giống nhất định nhưng đến thời điểm này Việt Nam vẫn chưa chọn được giống nào để ổn định lâu dài, thường giống của chúng ta chỉ sản xuất được trong một thời gian ngắn rồi bị thoái hoá.
Chính vì vậy, khâu sản xuất giống mới đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu”- ông Khiêm phân tích.
Cần có thương hiệu gạo quốc gia
Đến thời điểm này, không chỉ chịu sự cạnh tranh về thị trường của các đối thủ truyền thống là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam phải đối mặt với các đối thủ tiềm năng như Campuchia, Myanmar. TS Pussadee Polsaram – Giám đốc Trung tâm Chiến lược AEC (Thái Lan) chia sẻ kinh nghiệm, ở Thái Lan đã bắt đầu xây dựng thương hiệu gạo từ những năm 1918 với việc thành lập Hiệp hội Gạo Jasmine.
Cụ thể, từ khâu đầu tiên là chọn được giống tốt cho đến quy trình sản xuất, chế biến, đóng gói… đều được triển khai đồng bộ nên đến nay gạo Jasmine của Thái có giá 1.000 USD/tấn.
Còn ông A.K Gupta, đến từ Bộ Công Thương Ấn Độ cho rằng, ngoài vai trò của cơ quan chức năng nhà nước, các doanh nghiệp là tổ chức sản xuất, kinh doanh có vai trò đặc biệt to lớn trong xây dựng và phát triển thương hiệu gạo.
Với việc xây dựng chiến lược quốc gia phát triển gạo Basmati, xuất khẩu của Ấn Độ năm 2013 – 2014 đạt 3,75 triệu tấn gạo loạt này, còn các loại gạo khác là 7,15 triệu tấn.
“Để người tiêu dùng thế giới biết tới sản phẩm gạo của Ấn Độ, chúng tôi ưu tiên xúc tiến thương mại và phát triển gạo đặc sản, xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu cho các loại gạo đặc sản như Navara, Palakakadan Matta, Pokkali…”- ông A.K Gupta nói.
Ông Nguyễn Trọng Thừa – Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thuỷ sản và Nghề muối cho rằng, để xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia Việt Nam cần phải triển khai rất nhiều giải pháp ở từng công đoạn khác nhau như lựa chọn giống, quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản…
“Từ những ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong nước và quốc tế, chúng tôi sẽ ghi nhận để hoàn thiện đề án và chuẩn bị tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai tổ chức xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam” - ông Thừa nói.
Ở Việt Nam hiện đã có một số doanh nghiệp đăng ký thương hiệu cho gạo xuất khẩu.
Điển hình như Công ty CP Mecofood đăng ký các nhãn hiệu gạo như Thố Cơm cho các dòng sản phẩm Nàng Thơm Long An, Hương Lài KDM 105, Tài Nguyên Chợ Đào. Công ty Lương thực Long An đăng ký các nhãn hiệu: “Cô gái mặc áo dài đội nón lá…
Tuy nhiên, một thương hiệu gạo chung thì chưa có
>
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, nghề nuôi tôm đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con, tuy nhiên nghề này vẫn tồn tại những rủi ro rất cao, thậm chí có những vụ nhiều bà con phải mất trắng. Với thời điểm hiện tại khi tình hình thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo các biện pháp kiểm soát chất lượng về môi trường nước, phòng ngừa dịch bệnh trên diện tích ao tôm vẫn còn nhiều hạn chế, nên việc tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt trong thời gian qua là điều không thể tránh khỏi, gây thiệt hại rất lớn đến với các hộ nuôi. Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, toàn huyện hiện có 49 ha với 44 triệu con giống đang bị nhiễm bệnh hoại tử gan tụy và đốm trắng.

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.