Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăm sóc cây bí xanh bằng phân đa yếu tố Văn Điển

Chăm sóc cây bí xanh bằng phân đa yếu tố Văn Điển
Ngày đăng: 29/09/2015

Sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí xanh đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Thời vụ và kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông

Bí xanh vụ đông gieo từ 20.8 đến 15.9, sau khi gieo cây con được 10-15 ngày, gieo trong bầu hoặc vườn ươm là đem trồng ra ruộng.

Chọn chân ruộng thoát nước tốt, chủ động tưới tiêu, tiến hành làm đất, vệ sinh đồng ruộng, xử lý mầm mống sâu bệnh và làm luống theo hướng đông tây tiện cho việc tưới tiêu nước sau này.

Lên luống rộng 3m, trồng 2 hàng trên mỗi luống, hàng cách hàng 2,5m, hốc cách hốc 50cm, mỗi hốc trồng 2 cây, nên làm đất tối thiểu, lên luống cao 25cm, rộng 50cm, rãnh luống rộng 40cm, các luống cách nhau 2,5m, phần đất ở giữa các luống không cần làm đất và sau đó rải rạ khi bí bò, cứ 2 luống sát nhau thì cho bí bò chéo sang nhau.

Cây bí xanh cho năng suất cao hơn nhờ phân bón NPK Văn Điển.

Nhu cầu dinh dưỡng và bón phân: Bí xanh là cây cho sinh khối lớn, song cũng cần rất nhiều chất dinh dưỡng và đầy đủ cân đối. Với năng suất 30 tấn/ha, cây bí lấy đi từ đất khoảng 125kg N, 60kg P2O5, 75kg K2O, 200kg CaO, 25kg SiO2, 10kg S và các chất vi lượng. Nếu dùng phân bón đơn, hoặc phân NPK thông thường thì bí xanh thiếu các chất dinh dưỡng trung lượng như:

Canxi, magie, silic, lưu huỳnh cùng các chất vi lượng như kẽm, bo, đồng, mangan, bí phát triển không cân đối, cây yếu, khả năng đậu quả kém, dễ nhiễm các loại sâu bệnh, vỏ quả mỏng, ruột nhiều, thời gian bảo quản ngắn.

Vì vậy sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển đáp ứng đầy đủ nhu cầu các yếu tố dinh dưỡng cho cây bí xanh đạt năng suất cao, chất lượng tốt.

Cách bón và chăm sóc

Dùng phân bón lót ĐYT NPK 5.10.3 Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: N =5%, P2O5 =10%, K2O = 3%, CaO (vôi) =16%, MgO=18%, SiO2=15%, S = 2% cùng các chất vi lượng.

Tổng dinh dưỡng đạt 58%, trong đó các các chất trung lượng và vi lượng chiếm trên 40%.

Được bón với lượng 25kg/sào cùng với 300-400kg phân chuồng hoai  mục vào các hốc đảo đều phân với đất, khi đảo xong cần phủ đất thành mô ở từng hốc sau đó trồng cây con hoặc trồng cây trong bầu ở trên các hốc đó.

Sử dụng phân bón ĐYT NPK 12.5.10 Văn Điển có hàm lượng dinh dưỡng sau: N =12%, P2O5=5%, K2O = 10%, CaO (vôi) =5%, MgO=2%, SiO2=4%, S = 11% cùng các chất vi lượng. Tổng dinh dưỡng đạt 49%. Để bón thúc lượng bón từ 35-40kg/sào, được chia các đợt như sau:

Bón thúc đợt 1:

Khi cây bí có 3-4 lá thật sử dụng 8-10kg NPK 12.5.10 Văn Điển, rải phân xung quanh hốc kết hợp làm cỏ và vun cho cây.

Bón thúc đợt 2:

Khi bí xanh bắt đầu bò leo sử dụng 12-15kg/sào NPK 12.5.10 Văn Điển, rải phân xung quanh hốc cách hốc 15-20cm kết hợp với vun cao gốc làm rãnh nông ở giữa luống, sau đó tưới đẫm hoặc cho nước vào ruộng bí, sau 4 giờ tháo hết nước đi.

Bón thúc lần 3:

Khi cây bí đậu quả rộ, sử dụng 10-13kg/sào NPK 12.5.10 Văn Điển để bón, nếu cắm giàn thì dùng cây dóc cứng dài khoảng 2m để cắm cho chắc, hàng ngày cần buộc cây vào giàn, khi bí có 8-10 lá thì loại lá già, lá bị sâu bệnh ở sát gốc, hái bỏ các quả bí dị dạng nếu có.

Nếu không cắm giàn thì rải rạ khi bí bắt đầu bò (trước khi rải rạ cần rải vôi bột trên mặt luống).

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện phòng trừ các loại sâu bệnh nếu có theo hướng dẫn cán bộ BVTV địa phương.

Bí xanh đậu quả cao, quả lớn đồng đều, vỏ quả săn chắc, thịt quả thơm được nhiều người tiêu dùng ưa thích, bí xanh được bón phân Văn Điển năng suất vượt trội hơn tất cả các loại phân đơn và phân NPK thông thường. 


Có thể bạn quan tâm

Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada Lô quả vải tươi đầu tiên của Việt Nam đã vào thị trường Canada

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

15/06/2015
Chuỗi dự án chăn nuôi phát triển đồng bộ và khép kín Chuỗi dự án chăn nuôi phát triển đồng bộ và khép kín

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).

15/06/2015
Hiệu quả từ mô hình trồng bắp nuôi bò Hiệu quả từ mô hình trồng bắp nuôi bò

Mô hình trồng bắp thu trái non kết hợp chăn nuôi bò hay còn gọi là mô hình 2 B “bắp-bò” là một trong những mô hình được người dân áp dụng phổ biến hiện nay, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với trồng lúa. Bởi đặc điểm của loại hoa màu này là thời gian sinh trưởng khá ngắn, mỗi năm nông dân có thể sản xuất từ 3 - 5 vụ.

15/06/2015
Đào ao… lấy nước trồng cỏ nuôi bò Đào ao… lấy nước trồng cỏ nuôi bò

Nắng nóng kéo dài, cỏ trồng bị héo úa, người dân ở các xã ven biển huyện Tuy An (Phú Yên) phải đào ao lấy nước tưới cỏ, đảm bảo nguồn thức ăn cho bò. Có gia đình đầu tư hệ thống tưới nước tự động bằng béc (vòi phun) tưới cỏ để có thức ăn cho bò trong mùa nắng hạn.

15/06/2015
Cần tiếp sức người nuôi bò Cần tiếp sức người nuôi bò

Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…

15/06/2015