Khá lên nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả
10 năm trước, ông Hồng trồng lúa và chỉ sản xuất được 1 - 2 vụ/năm trên diện tích 12.000m2 đất của gia đình.
Mặc dù ra sức chăm sóc, thế nhưng năm nào cũng vậy, năng suất lúa của ông không cao do đất bị nhiễm phèn, mặn, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Nhận thấy một số gia đình trồng mãng cầu Xiêm tốt tươi, ông Hồng trồng thử nghiệm trên diện tích hơn 1.000m2 và áp dụng biện pháp kỹ thuật vào chăm sóc, xử lý nên cây cho năng suất cao.
Từ đây, ông Hồng mở rộng diện tích, đến nay 12.000m2 đất của ông đã phủ lên một màu xanh bạt ngàn của cây mãng cầu Xiêm.
Ông Hồng cho biết, ngoài đặc trưng cây cho trái quanh năm làm tăng năng suất thì việc trồng mãng cầu Xiêm ghép trên gốc cây bình bát cũng là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ, sức sinh trưởng và năng suất của cây.
Cây mãng cầu Xiêm nếu được trồng ghép vào thân cây bình bát thì sức chịu đựng khô hạn, ngập úng hay phèn mặn đều rất tốt.
Chính vì vậy đầu tư vào cây mãng cầu Xiêm thay thế cho các loại cây trồng trước đó vốn không chịu nổi sự khắt nghiệt của vùng đất cù lao ven biển này là tốt nhất.
Ông Hồng nhẩm tính: Trung bình mỗi công đất có thể trồng từ 40 - 60 cây, mỗi cây khi đạt 4 năm tuổi trở lên cho trái ổn định, thu nhập từ 500 - 700 ngàn đồng/năm.
Do vậy, mỗi công mãng cầu Xiêm có thể thu lãi từ 20 - 30 triệu đồng.
Theo kinh nghiệm của ông Hồng, trồng cây theo mật độ từ 3,5 - 4m là vừa; tùy theo tuổi cây mà bón cân đối liều lượng giữa đạm, lân và kali.
Ngoài ra, còn phải bón bổ sung thêm phân chuồng, phân hữu cơ sinh học.
Trong phòng trừ sâu bệnh, định kỳ ông phun thuốc trừ sâu 1 tháng/lần, mỗi năm phun thuốc trừ bệnh 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa; đồng thời phải tăng cường kiểm tra các loại bệnh trên cây, nhất là vào mùa khô hạn và mưa dầm kéo dài.
Theo ông, để cây cho trái nhiều, năng suất cao, chất lượng trái tốt bán được giá thì cần tỉa cành, tạo tán để cây thông thoáng, thu gom cành khô mục và xử lý đúng cách, tưới đủ nước cho cây trong mùa nắng và chủ động xả nước ngập úng trong mùa mưa.
Mỗi năm, nên bồi bùn cho cây để cung cấp thêm dinh dưỡng. Đối với những cây quá sai trái cần tỉa bớt trái xấu, trái nhỏ...
Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là xử lý cây cho trái nghịch vụ, hàng năm sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông thu về hơn 150 triệu đồng từ vườn mãng cầu Xiêm, góp phần đưa kinh tế đi vào ổn định, xây dựng được nhà cửa khang trang.
Nhiều năm liền ông Hồng được bình chọn là nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông, huyện hiện có 850 ha mãng cầu Xiêm (hơn 500 ha đang cho trái ổn định) tập trung ở các xã: Tân Phú, Tân Thạnh và đang mở rộng diện tích ra các xã: Phú Thạnh, Phú Đông.
Bình quân 1 ha mãng cầu Xiêm cho Lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm. Đây được xem là cây trồng xóa đói, giảm nghèo hiệu quả, mang lại cuộc sống ấm no, sung túc cho nhiều nông dân trên vùng đất cù lao.
Có thể bạn quan tâm
Chiều 5/4, Cục AT&VSTP (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm gạo tại Hà Nội.
Xin giới thiệu cách cho trâu, bò, ngựa uống và cách tiêm chích thuốc thú y.
Người nuôi cá lồng sông Bồ đoạn chảy qua địa bàn xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền và xã Hương Toàn, huyện Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đang gặp khó khăn do nước sông Bồ ô nhiễm nặng.
Xã Láng Biển, huyện Tháp Mười có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 80 ha. Trong đó diện tích nuôi cá sặc rằn của xã là trên 60 ha. Theo số liệu tổng kết chăn nuôi thủy sản của xã là sản lượng trung bình đạt 32 tấn/ha, giá bán (trước tết Nhâm thìn) khoảng 50.000 – 70.000 đồng/kg. Với giá bán trên nông dân nuôi cá sặc rằn của xã Láng Biển lợi nhuận trên 500 triệu đồng/ha.
Kinh nghiệm của nhiều nơi là ủ lá sắn để loại bỏ hoàn toàn các độc tố để có thể cho ra loại thức ăn giàu dinh dưỡng dự trữ lâu dài làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhất là trong những tháng mùa đông thiếu thức ăn xanh và tinh, tận dùng nguồn lá sắn tại chỗ để tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cách làm như sau: