Trăm Cái Khó Đổ Lên Vai Người Nuôi Tôm Sú
Theo tính toán của các nhà chuyên môn, chi phí thức ăn cho nuôi tôm thường chiếm trên 65-75% giá thành sản phẩm. Nhưng hiện tại, giá thức ăn cho tôm sú đến tay người nuôi giá cao ngất: từ 80.000-120.000 đồng/bao (25kg) tuỳ loại, đó là thanh toán tiền mặt, còn nợ đến thu hoạch giá còn tính cao hơn nhiều.
Trăm cái khó đang đổ lên vai người nưôi tôm sú. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết hiện nay các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Sóc Trăng rất ngại đầu tư vào lĩnh vực nuôi tôm sú, vì dư nợ quá cao. Nếu có đầu tư thì nguồn vốn vay rất hạn chế, chỉ ưu tiên những hộ làm ăn sòng phẳng với ngân hàng (trã lãi và vốn đúng định kỳ) nhưng tỷ lệ hộ này đáng là bao. Trong khi đó, trên địa bàn Sóc Trăng có hơn 80% hộ nuôi tôm sú đang thiếu nguồn vốn tiền mặt để mua thức ăn và thuốc xử lý phòng trừ bệnh trong suốt thời gian nuôi.
Ngoài ra, một thực tế là đang lúc tôm sú cần thức ăn mà giá thức ăn lại tăng cao, thật là khó cho nông dân. Đang lúc gặp nhiều khó khăn như hiện nay, thì các đại lý bán thức ăn thuỷ sản không bán chịu cho người nuôi tôm như những năm trước, đã đẩy nông dân vào thế bí chạy đôn chạy đáo kiếm tiền về mua thức ăn cho tôm. Chị Đặng Kim Thoa, một đại lý thức ăn thuỷ sản tại chợ Nhu Gia, xã Thạnh Phú-Mỹ Xuyên-Sóc Trăng nói: "Hiện nay các nhà máy thức ăn giao hàng đều nhận tiền mặt và giá lại tăng liên tục cộng với lãi suất ngân hàng đang tăng lên, đầu tư nuôi tôm lại quá nhiều rủi ro do tôm nuôi chết nhiều năm liền nên đại lý thức ăn gánh không nổi".
Còn các nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu ở ĐBSCL không mặn mà với việc thu mua nguyên liệu tôm sú đã làm cho giá tôm sú có chiều hướng giảm mạnh.
Anh Lê Văn Điều ở xã Ngọc Đông-Mỹ Xuyên-Sóc Trăng, người có thâm niên 10 năm nuôi tôm sú với mô hình quảng canh cải tiến, bức xúc nói: "Giờ đây người nuôi tôm sú gặp rất nhiều khó khăn, vừa nuôi vừa phập phồng lo sợ cộng với chi phí thức ăn tăng còn giá tôm đang có chiều hướng giảm liên tục thì người nuôi khó lời. Giá tôm sú loại 30 con/kg tại vựa tôm Mỹ Xuyên chỉ còn 95-97 ngàn đồng/kg, còn loại 40 con/kg chỉ có 70-75 ngàn đồng/kg. Nếu chẳng may dịch bệnh, tôm chậm lớn, người nuôi sẽ vỡ nợ".
Trước thực trạng người nuôi tôm sú đang điêu đứng vì thất mùa và nợ nần, thiết nghĩ các cấp chính quyền và các ngành chức năng sớm có chính sách thiết thực giúp đỡ nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Có thể bạn quan tâm
Anh Đức kể, gia đình anh vốn là nông dân nên dường như cái nghiệp này đã “ngấm vào máu” anh từ nhỏ. Mặc dù khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế (năm 2004) anh cũng thử lăn lộn với các nghề khác nhau, nhưng rốt cuộc “tình yêu ruộng vườn” vẫn thắng thế nên năm 2008 anh quyết định về làm nông dân.
Dọc theo tuyến đường Lê Hồng Phong, phường IV, mặc cho sự ồn ào hối hả của xe cộ, những chậu rau của gia đình chị Hồng Đào vẫn âm thầm phát triển tươi tốt. Chị Đào cho biết, tận dụng những chậu hoa tết còn lại ít đất cùng phân hữu cơ, chồng chị đã mang rau vào thay thế.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa. Cụ thể, cần xem xét một số biện pháp hỗ trợ đối với người vay vốn như thành lập quỹ bảo lãnh vốn nông nghiệp; bảo hiểm tín dụng nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay lĩnh vực nông nghiệp...
Đó là khẳng định của ông Phạm Anh Tuấn- PTCT. Tổng cục Thủy sản: từ ngày 20/6/2014 các tổ chức, cá nhân liên quan phải có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Ông Peter Pickering thông tin: Syngenta dành sự quan tâm đặc biệt và có kế hoạch hợp tác với các đơn vị có liên quan của Bộ NNPTNT để chuyển giao kỹ thuật canh tác ngô, giúp nông dân tiếp cận với giải pháp canh tác tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng năng suất của giống, gia tăng sản lượng ngô tại các vùng trồng ngô trọng điểm của Việt Nam như miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Hồng.