Gà Ta Gò Công Được Bao Tiêu Với Giá Cao

Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công (Thị xã Gò Công, Tiền Giang) đã được Công ty TNHH San Hà (Tp. Hồ Chí Minh) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm gà ta “Gò Công” chăn nuôi theo quy trình an toàn với giá 60.000 đồng/kg đối với gà trống và 75.000 đồng/kg đối với gà mái. Với mức giá trên, hộ xã viên nuôi 1.000 con gà ta Gò Công sẽ thu lãi 30 triệu đồng sau chu kỳ 3 tháng nuôi.
Theo ông Nguyễn Quốc Kiệt, Chủ nhiệm HTX Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công, hợp đồng được ký kết nằm trong chương trình liên kết sản xuất giữa HTX và Công ty TNHH San Hà nhằm khai thác tiềm năng và thuận lợi của nghề nuôi gà ta Gò Công. Đây là mô hình chăn nuôi được HTX đeo đuổi nhiều năm nay, với mục tiêu thúc đẩy chuyển đổi sản xuất trên địa bàn thuần nông, mở mang nông nghiệp theo hướng sạch, bảo vệ sinh thái, hiệu quả kinh tế bền vững, giải quyết công ăn việc làm cho xã viên, đồng thời phát huy thương hiệu gà ta Gò Công đặc sản.
HTX Chăn nuôi – Thủy sản Gò Công chuyên chăn nuôi và cung ứng sản phẩm thịt và con giống gà ta Gò Công. Đây là giống gà lai có những ưu điểm vượt trội về chất lượng được nuôi theo quy trình an toàn sinh học. Ông Nguyễn Quốc Kiệt cho biết: năm 2013, HTX nhận hợp đồng cung ứng cho Công ty TNHH San Hà 250.000 con gà ta Gò Công thịt với lợi nhuận khoảng 5 tỷ đồng. Trung bình mỗi ngày HTX cung ứng từ 800 - 1.000 con gà ta Gò Công thịt.
Có thể bạn quan tâm

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.

Nhiều năm qua, để đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, Cty TNHH Nam Dược (KCN Hòa Xá, TP Nam Định) đã tổ chức triển khai mở rộng các vùng trồng cây nguyên liệu ở nhiều địa phương như trồng cây dây thìa canh tại xã Hải Lộc (Hải Hậu), Diệp hạ châu đắng tại Phú Yên, cây Kinh giới tại Hưng Yên…

Đây là mô hình do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Định phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện An Lão tổ chức thực hiện tại xã An Tân. Tham gia mô hình có 30 hộ nông dân của các thôn Tân An, Tân Lập, Thanh Sơn và Thuận An. Mô hình đã được đầu tư gần 86 triệu đồng mua 30 con bò cái nền, cấp cho mỗi hộ 1 con để chăn nuôi.

Mãng cầu ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) được coi là trái cây đặc sản vì mùi vị thơm ngon. Một số vườn mãng cầu của huyện từng đạt giải trái ngon, giống tốt các tỉnh miền Đông Nam bộ. Nhưng chỉ qua một thời gian ngắn, diện tích mãng cầu giảm hơn 2/3.

Gia đình chị Phan Thị Thùy (thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) giờ đây đã có cơ ngơi khang trang nhờ nuôi gà siêu trứng, với thu nhập 150 triệu đồng/năm.