Hàng Chục Ngàn Tấn Sò Lông Đến Kỳ Thu Hoạch Nhưng Chưa Được Khai Thác Ở Kiên Giang

Hiện nay, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, khoảng 15.000 tấn sò lông đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác, còn nằm dưới bãi nuôi vì không có thương lái mua, khiến nhiều hộ dân nuôi sò gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho loài thủy sản hai mảnh vỏ này.
Theo ông Trịnh Văn Mịnh, Phó Chủ tịch UBND xã Bình An, huyện Kiên Lương, toàn huyện hiện có hơn 500 ha quy hoạch nuôi sò lông, trong đó xã Bình An trên 300 ha. Trước đây, sò lông được nhiều hộ ngư dân chọn nuôi do hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với nhiều loài thủy sản khác. Sản phẩm sò lông được thị trường Trung Quốc tiêu thụ mạnh, giá bán khá cao, năm 2012, bình quân trên dưới 10.000 đồng/kg nên phần lớn người nuôi sò lãi từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỉ đồng mỗi hộ. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 đến nay, sản phẩm sò lông không tìm được đầu ra mà theo nhiều người nuôi sò ở Kiên Lương do thị trường nước ngoài, nhất là thị trường Trung Quốc không "ăn sò", thương lái không mua để chế biến xuất khẩu như trước.
Anh Tấn Dũng, một hộ nuôi sò lông ở ấp Hòn Chông, xã Bình An, cho biết: "Hưởng ứng chủ trương của huyện nuôi sò lông xuất khẩu, tháng 4-2012, gia đình tôi mạnh dạn đầu tư khoảng 7 tỉ đồng thuê 200 ha mặt nước biển và mua con giống thả nuôi. Hiện nay, con sò lông đến giai đoạn thu hoạch, năng suất trên dưới 30 tấn/ha, nhưng giá thị trường sụt giảm gần 50%, chỉ còn 6.000 - 6.500 đồng/kg và điều gay go nhất là không có thương lái mua". Anh Dũng cho biết thêm, nếu "thuận buồm xuôi gió", không gặp trở ngại trong khâu tiêu thụ, giá cả vẫn giữ ở mức 10.000 đồng/kg như trước vụ thả giống thì vụ sò này anh thu về khoảng 60 tỉ đồng, trừ các khoản chi phí đầu tư lợi nhuận hơn 60%. Vụ sò năm nay coi như thua lỗ nặng, những hộ dân nuôi sò ở đây chỉ hy vọng thu hồi được vốn đầu tư sản xuất.
Nóng ruột trước nguy cơ vốn liếng, công sức đầu tư nuôi sò lông "trôi sông, trôi biển", nhiều hộ nuôi khai thác thu hoạch sò đem bán ở các chợ, nhưng lượng tiêu thụ cũng chỉ ở mức 2 - 3 tấn/ngày. Trong khi đó, với sản lượng sò hàng chục ngàn tấn tồn đọng như hiện nay thì việc đưa sò ra bán ở chợ là rất chậm, chẳng thấm vào đâu, chỉ giải quyết tình thế khó khăn trước mắt và khó có thể thu hồi vốn.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, nhiều loại cây nông sản chủ lực của tỉnh Bình Phước liên tục rớt giá, khiến thu nhập của nông dân bấp bênh. Nhiều hộ rơi vào vòng luẩn quẩn chặt - trồng - chặt rồi bế tắc không biết trồng cây gì. Do đó, ngành chức năng cần định hướng và chính nông dân phải biết tính toán trước khi chuyển đổi, chọn loại cây phù hợp.

Nhiều nhà vườn tại Bến Tre hiện đang chặt bỏ cây cacao do năng suất thấp, không hiệu quả. Diện tích cây cacao ở địa phương này giảm một nửa so với trước đó.

Nhờ nuôi cá lồng, bè trên sông và hồ chứa, hàng nghìn hộ nông dân ở Phú Thọ có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, thậm chí có nhiều hộ lên đến cả tỷ đồng.

Chiều 4-8, tại hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP.HCM và tỉnh Phú Yên và ký kết hợp tác giữa hai địa phương giai đoạn 2014-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định mục đích duy nhất của sự hợp tác giữa hai địa phương là nhằm chăm lo đời sống đồng bào tốt hơn, nhất là đồng bào chính sách, người nghèo, vùng dân tộc thiểu số.

3 mô hình gieo cấy 2,4 ha giống lúa PAC 837, BG1, BG6 tại 2 xã Bế Triều, Hồng Việt, năng suất đạt 52 - 63 tạ /ha. 1 mô hình cá rô phi tính đực, quy mô 1 ha tại xã Bế Triều, hiện đang phát triển tốt.