Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt
Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.
Trong đó, huyện Cẩm Mỹ bị thiệt hại nặng nhất với 675 hécta nằm ở 6 xã: Xuân Đông, Xuân Tây, Sông Ray, Xuân Bảo, Bảo Bình và Lâm San. Nguyên nhân dẫn đến bắp không hạt là do sử dụng giống NK 67 của Công ty TNHH Syngenta.
Sau khi nghe người dân báo bắp không hạt, Chi cục Bảo vệ thực vật đã kết hợp với các huyện và Công ty TNHH Syngenta đi kiểm tra thực tế. Hiện Công ty TNHH Syngenta đang tiến hành bồi thường cho người dân bị thiệt hại do bắp không hạt là 13 triệu đồng/hécta và đến nay đã bồi thường được khoảng 2/3 diện tích bắp bị thiệt hại.
Có thể bạn quan tâm
Mấy ngày qua, hàng chục hộ nuôi tôm ở các huyện Hòa Bình, Đông Hải và TP. Bạc Liêu (Bạc Liêu) sử dụng thảo dược để diệt giáp xác, cá tạp trong ao thì phát hiện tôm đột ngột chết hàng loạt chỉ sau 1-2 ngày thả nuôi.
Thông qua Dự án “Chăn nuôi lợn nái sinh sản”, 22 hộ ở xã miền núi Quân Bình, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã được tiếp vốn để tu sửa, xây mới chuồng trại, mua thêm lợn giống.
Thời gian qua, hàng loạt sự cố mất an toàn thực phẩm (ATTP) trong lĩnh vực nông nghiệp được phát hiện khiến cho người tiêu dùng lo ngại. Để kiểm soát tốt hơn chất lượng nông sản, theo nhiều chuyên gia, cần đẩy mạnh quản lý theo chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ.
Năm nay, giá hồ tiêu tăng vào mức kỷ lục, thế nhưng bà con nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vuột mất “cơ hội vàng” vì điệp khúc “được giá, mất mùa” lại đến.
Sau khi thả nuôi tôm biển vụ chính gần 3 tháng, ở Bến Tre, tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp. Tôm nuôi bị chết không thể hiện rõ triệu chứng. Ngành hữu quan đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra trên diện rộng…