Trái Cây Núi Vào Mùa
Từ đầu tháng 6 âm lịch, núi rừng Thất Sơn được “tắm mát” bởi những cơn mưa đầu mùa, cây cối vươn lên trong màu xanh non tươi mới. Đây cũng là thời điểm cây bơ, hồng quân, xoài cát Hòa Lộc, thanh ca bản địa, mãng cầu… trên núi đua nhau vào vụ.
Từ tháng 4 âm lịch, cây bơ đã bắt đầu cho trái đầu vụ, nhưng tháng 6 mới là lúc bơ rộ mùa và bán nhiều nhất. Bơ sáp ở núi Cấm vẫn được xem là hảo hạng và xứng đáng chọn làm quà vì trái to, thịt dẻo, ít bị xơ.
Bà Trần Thị Nga, chuyên bán trái cây ở ấp An Hòa, xã An Hảo (Tịnh Biên) cho biết, vào mùa thu hoạch rộ, mỗi ngày bà cân vào từ 100-200kg, nhưng cũng có khi 3-4 ngày mới có đợt bơ chuyển xuống vì người dân thường đợi bơ già rọi mới hái, như thế bơ sẽ có chất lượng ngon hơn.
Chị Chung Thị Ngọc Tường, người dân ở ấp Thiên Tuế trồng 5 công bơ đã gần ngày thu hoạch, chia sẻ: “Mùa bơ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, giá trung bình từ 13.000-14.000 đồng/kg. Trồng bơ không tốn nhiều chi phí mà còn có thể trồng xen mãng cầu xiêm, măng cụt… nên đem lại thu nhập ổn định”.
Một loại trái cây không thể bỏ qua khi đến Bảy Núi mùa này là trái hồng quân, được trồng nhiều ở núi Két, núi Cấm và núi Dài Nhỏ.
Hồng quân thích hợp trồng dưới tán rừng và hầu như nhà nào cũng có trồng từ chục gốc đến hàng trăm gốc. Bà Nguyễn Thị Dung, nông dân trồng hồng quân ở ấp núi Két, xã Thới Sơn (Tịnh Biên) cho biết, do năm nay nắng nhiều nên hồng quân cho trái trễ, đến khoảng giữa tháng 7 âm lịch là thời điểm hồng quân rộ mùa nhất.
Giá hồng quân đầu mùa được thương lái mua khá cao, khoảng 12.000 đồng/kg; còn giá bán lẻ từ 15.000-20.000 đồng/kg. Vì đây là loại trái cây tự nhiên, hương vị lạ nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Thị trường tiêu thụ hồng quân chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh, Tân Châu… và khách du lịch đến vùng Bảy Núi.
Mùa này, đi dọc theo những con đường từ Nhà Bàng đến Chi Lăng, hai bên lề đường còn bày bán nhiều mãng cầu ta. Mãng cầu núi có trái vừa, chứ không to nhưng mùi vị rất thơm ngon. Giá mãng cầu được người dân bán cho thương lái từ 10.000-12.000 đồng/kg, mức giá này có thể dao động tùy vào độ “dạt” trái nhỏ, nếu “dạt” ít thì giá thấp hơn một chút, còn “dạt” nhiều chỉ còn trái lớn thì giá cao hơn,…
Chị Liêu Thị Út Thắm, ấp Tân Hiệp (xã Tân Lợi, Tịnh Biên) cho biết, mãng cầu bán lẻ được chia làm 3 loại, loại 1 có giá từ 15.000 -17.000 đồng/kg, loại 2 từ 12.000-13.000 đồng/kg, còn loại 3 khoảng 10.000 đồng/kg.
Chị Thắm chia sẻ: “Nhà trồng được 3 công mãng cầu, tháng 6 âm lịch đã bắt đầu chín và bẻ lai rai đến tháng 8 âm lịch, cứ khoảng 3 ngày bẻ một lần, được khoảng hơn 100kg. Mãng cầu dễ trồng, ít tốn chi phí, nên dù giá có rẻ nhưng người dân cũng không lỗ, mà có thể kiếm được một khoản tiền kha khá trang trải cuộc sống”.
Thật thiếu sót nếu không nhắc đến xoài thanh ca bản địa. Loại xoài này được trồng ven 2 triền núi, nó có hương vị đặc trưng riêng, không lẫn với bất cứ loại xoài nào khác. Chị Nguyễn Thị Thanh Thúy, ấp An Hòa cho biết, một năm xoài thường cho 3 vụ trái, thời điểm tháng 4 là xoài tự ra hoa, cây nào cũng sai quả, nên giá rẻ.
Nếu nhà vườn có kinh nghiệm trồng xoài trái vụ (khoảng tháng 8 âm lịch) thì có giá cao từ 16.000-17.000/kg. Đây là mức giá được đóng thùng và xuất sang Trung Quốc, còn hàng xô từ 14.000/kg. Mùa này, xoài cát Hòa Lộc cũng được một số nông dân cho trái trái vụ nên bán được giá cao.
Chị Đặng Thị Tuyết, nông dân trồng xoài ở Ô Tà Sóc, xã Lương Phi (Tri Tôn) cho biết, 4 công đất trồng hơn 50 gốc xoài cát Hòa Lộc đang vào mùa thu hoạch, với mức giá trung bình trên 40.000 đồng/kg, thu hoạch trên 700kg/đợt, sau khi trừ các khoản chi phí, chị còn lời trên 5 triệu đồng/công.
Trái cây vùng Bảy Núi chủ yếu được trồng tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên các loại trái cây luôn có vị ngon tự nhiên đặc trưng, trở thành món quà đường xa lý tưởng cho du khách mỗi lần đến thăm Bảy Núi.
Có thể bạn quan tâm
Không mải mê trồng lúa, muốn thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá”, một nhóm nông dân ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ đã “làm liều” cải tạo đất để trồng chuối chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bằng nghị lực vượt khó và sự sáng tạo trong làm ăn, từ người trồng rừng thuê, chị Nguyễn Thị Ba (sinh năm 1971, ngụ thôn Dương Lộc, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã vươn lên thành tỷ phú.
Đến thôn 323, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn hỏi ông Nguyễn Duy Trình nuôi “con đặc sản” ai cũng biết, bởi lẽ ông là người mạnh dạn tiên phong nuôi hươu sao, lợn rừng, nhím... Từ mô hình này mang lại cho ông khoản lãi từ 120 - 150 triệu đồng mỗi năm.
Nuôi cua thương phẩm trên địa bàn TP.Hội An đã đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi thủy sản ở vùng triều ven sông.
Thực hiện chương trình hỗ trợ nông nghiệp năm 2016, Trung tâm Thủy sản tỉnh Điện Biên xây dựng và triển khai mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông trong ao cho các hộ nông dân địa bàn các xã: Thanh Nưa, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Xương (huyện Điện Biên). Qua một thời gian thí điểm, mô hình đã thu được những kết quả khả quan, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho nông dân