Be bờ dùng chà bổi để khai thác chình giống
Khi bơi từ biển lên sông, chình con do không thể vượt qua bờ bao quá cao, nên phải đeo bám vào chà bổi chặn phía dưới. Sau đó, người bắt chình chỉ việc dỡ bổi và dùng vợt để bắt chình giống.
Theo người dân, khai thác chình bằng phương pháp này đỡ vất vả hơn so với việc hàng đêm phải ngâm mình dưới nước dùng lưới và đèn pin để xúc chình. Thêm vào đó, chình con được khai thác bằng chà bổi đảm bảo chất lượng hơn so với các hình thức khác.
Hiện nay, chình giống ở huyện Tuy An có giá bán từ 1.400 đến 1.600 đồng/con tùy theo kích cỡ. Mỗi người khai thác chình bằng chà bổi được 80 đến 120 con/ngày, bán cho các hộ đầu tư nuôi chình thương phẩm trong và ngoài tỉnh được 100 đến 160.000 đồng. Đây là nguồn thu nhập đáng kể đối với nhiều hộ dân ở đây vào thời điểm này.
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay cuộc sống đã dần hiện đại, internet và các công cụ truyền thông đã “gõ cửa” từng vùng, từng nhà, chính nhờ đó, nhiều nông dân đã tham khảo, học hỏi và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Đó là Nguyễn Anh Duy, sinh năm 1985, ngụ xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) - người tiên phong đưa nghề trồng hoa treo về làng, thu lãi 1,5 tỷ đồng/năm và tạo việc làm cho nhiều lao động trong vùng.
Với việc chăm sóc theo tiêu chuẩn 4C, hàng chục ngàn nông dân tại Tây Nguyên đã tăng thêm thu nhập hàng năm lên 14%/ha cà phê so với cách canh tác truyền thống.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có đến 582 lô hàng thủy sản bị 38 nước trả về.
Ông Trần Văn Lâm (sinh năm 1977), hiện cư ngụ ấp 17, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi, từ đó kinh tế gia đình khá lên nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan.