Trái Cây Cuối Mùa, Hút Hàng Tăng Giá Nóng
Sau gần 3 tháng rớt giá, trong những ngày qua trái cây khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) và thị trường TP HCM giá tăng mạnh trở lại.
Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.
Mặt hàng xoài đến gần cuối vụ giá mới tăng cao giúp nhiều chủ vườn ở khu vực ĐBSCL và các tỉnh miền Đông Nam bộ bớt khổ. Hiện tại ở TP HCM, giá xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang) đạt gần 100.000 đồng/kg, có nơi bán đến 110.000 đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với trước. Xoài trồng ở Đồng Nai cũng tăng giá gấp 4 lần, đạt 20.000 đồng/kg. Sầu Riêng hạt lép, cách đây 2 tuần có giá 20.000 đồng/kg, nay tăng lên 35.000 đồng/kg.
Ghi nhận giá xoài tại chợ Đầu mối Nông sản Hóc Môn, chôm chôm được nhập về khá nhiều, giá loại 1 tăng 18.000 đồng/kg.
Một tiểu thương tại chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức cho biết: “Mặt hàng Cherry, dâu đang rất khan hang, khiến giá đội lên cao, hàng trăm ngàn đồng cho một ký. Mấy ngày nay, mỗi ngày, sạp tôi tiêu thụ hơn 2 tấn trái cây các loại. Nhưng nhiều nhất là chôm chôm, măng cụt”.
Theo các chủ vườn ở miền Tây, do đang vào cuối vụ, trái cây không còn nhiều như vài tháng trước nên giá mới tăng trở lại.
Trong mấy ngày qua, trên các tuyến đường TP HCM, lại xuất hiện nhiều xe đẩy bán thị “cô tấm”, có giá từ 40.000-70.000 đồng/kg. Nhiều người đi đường tò mò ghé qua mua về thưởng thức.
Có thể bạn quan tâm
Trong 10 ngày qua một số địa phương ở các huyện ngoại thành TP Cần Thơ bắt đầu thu hoạch lúa thu đông sớm. Nhiều nông dân cho biết, giá lúa có dấu hiệu giảm nhẹ.
Do không đủ vốn đầu tư ao nuôi, hầu hết hộ dân nuôi cá tra đều phải liên kết với DN chế biến thủy sản và đại lý bán thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, trong mối liên kết này, nông dân luôn bị động và chịu thiệt thòi.
Trả lời tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - khẳng định việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) chưa ảnh hưởng nhiều đến các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải bám sát diễn biến thị trường để chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung Quốc. Các thị trường truyền thống, lợi thế trước đây bị đánh mất vào tay các nước xuất khẩu khác.