Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dân Trồng Thanh Long Hít Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt

Dân Trồng Thanh Long Hít Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt
Ngày đăng: 29/12/2014

Hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Netafim - Israel đưa vào sử dụng ở Việt Nam khá lâu nhưng gần đây dân trồng thanh long mới “hít” bởi hiệu quả kinh tế tưới trên diện rộng khá cao.

Anh Nguyễn Văn Sang ở Sông Bình (Bắc Bình - Bình Thuận) đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun Israel cho 3.000 trụ thanh long 2 năm nay cho biết: Tôi đầu tư khoảng 300 triệu đồng để bắt hệ thống tưới nhỏ giọt ISRAEL. Tuy vốn bỏ ra khá lớn nhưng bù lại chỉ cần 2 người làm là điều hành tốt việc tưới, bón phân giúp giảm áp lực vào mùa cao điểm phải kêu công lao động rất khó khăn…
Ở xã Hàm Minh, Hàm Cường, Tân Lập (Hàm Thuận Nam) hàng trăm hộ trồng thanh long đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Anh Nguyễn Minh Hiếu ở Hàm Minh, cho biết: Do vào mùa khô khi chong đèn làm thanh long trái vụ, nguồn nước tưới trong vùng vốn hạn chế nhưng hàng ngàn hộ sử dụng cùng thời điểm để tưới nên nếu không biết tiết kiệm thì nguồn nước sẽ nhanh hết.
Đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt mỗi ha thanh long ngày tưới 1 giờ, bình quân cung cấp khoảng 30 lít nước/trụ là đảm bảo nhu cầu nước cho cây.
Ngoài ra khi dùng phân bón thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giảm khoảng 30% lượng phân bón hao hụt. Tưới nhỏ giọt còn mang lại lợi ích khác là rơm ủ gốc cho mát thanh long giảm được 1 lần/năm, so với tưới thông thường mỗi năm phải tốn 2 lần tiền mua rơm và tiền công để ủ gốc…
Tuy hiệu quả tưới nhỏ Israel mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng điểm yếu là nguồn vốn đầu tư cho hệ thống tương đối lớn, bình quân mỗi trụ phải tốn khoảng 50 ngàn đồng nên những hộ có điều kiện kinh tế mới đầu tư. Theo Công ty cổ phần tưới Khang Thịnh, ở Bình Thuận có khoảng 600 ha thanh long được nông dân đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt.
Gần đây, ở Hàm Thuận Nam có một nông dân ở Hàm Thạnh đã sáng chế hệ thống tưới 3 trong 1 cũng giúp tiết kiệm cho nhà vườn giảm ngày công lao động, tiết kiệm nguồn nước… nên cũng được khá nhiều người dân trồng thanh long ưa chuộng.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Nấm Sạch Cho Thu Nhập Cao Trồng Nấm Sạch Cho Thu Nhập Cao

Ngoài 2 vụ lúa chính trong năm, 5 năm trở lại đây gia đình chị Nguyễn Thị Toàn, thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh đã có nguồn thu nhập ổn định từ mô hình trồng nấm sạch.

08/12/2014
Vị Thủy (Hậu Giang) Nhiều Nông Dân Áp Dụng Phương Pháp Sạ Hàng Vị Thủy (Hậu Giang) Nhiều Nông Dân Áp Dụng Phương Pháp Sạ Hàng

Sử dụng phương pháp sạ hàng có nhiều ưu điểm như: giảm được lượng giống so với sạ lan khoảng 5 - 10 kg/công, sạ hàng dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, chi phí giảm, nhưng năng suất từ bằng đến cao hơn sạ lan. Ngoài ra, sạ hàng khi bị mưa dập thì tỷ lệ chết giống cũng ít hơn sạ lan.

08/12/2014
Phú Yên Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Phú Yên Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi

Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển hiện nay, nhất là tổn thất sau thu hoạch khá cao, từ 20-30% giá trị sản phẩm; các mô hình liên kết trong sản xuất hiện có của tỉnh do ngư dân tự nguyện hình thành nên tính liên kết thiếu bền vững.

23/07/2014
Trồng Ca Cao Trên Đất Khánh Hòa Trồng Ca Cao Trên Đất Khánh Hòa

Tại khu rẫy trồng ca cao xen chuối và dừa của gia đình ông Lê Công Hậu (thôn Xuân Phú 1, xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa), những cây ca cao còn thấp nhưng đã có trái. Gia đình ông Hậu là một trong số các hộ dân được đầu tư trồng thử nghiệm cây ca cao khi tham gia đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng trồng cây ca cao tại Khánh Hòa (giai đoạn 1)” do Thạc sĩ Hoàng Vinh (Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ) làm chủ nhiệm.

08/12/2014
Năng Suất Dưa Bao Tử Đạt 450 Kg/sào Năng Suất Dưa Bao Tử Đạt 450 Kg/sào

Vụ đông năm nay, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trồng 106 ha dưa chuột bao tử xuất khẩu, tăng hơn 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Phần lớn dưa bao tử được trồng tập trung với diện tích từ 4 - 7 ha/vùng.

08/12/2014