Trà Vinh trình diễn máy vô chân mía

Tại buổi trình diễn, các nông dân đã chứng kiến máy thao tác vô chân ấm cây mía từ 3 - 4 tháng tuổi sau khi trồng, đất được phủ đều ở các hàng mía. Được biết, máy vô chân mía do Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh mang về thử nghiệm trong vụ sản xuất mía đường năm 2015 - 2016. Máy có công suất 09 mã lực, là một chiếc máy xới tay do doanh nghiệp tư nhân Năm Sáng, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cải tiến hệ thống xới, gạt đất, phù hợp với việc vô chân mía, máy được vận hành dễ dàng cho 02 lao động, với công suất vô chân 03 công/ngày, giá thành mỗi chiếc máy là 24,5 triệu đồng. Việc sử dụng máy vô chân mía sẽ giúp người trồng mía giảm được từ 2,5 - 3 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Văn Nguyên, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Trà Vinh cho biết: Việc đưa thử nghiệm chiếc máy vô chân mía nhằm giúp cho việc thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất mía đường từ làm đất sang chăm sóc. Công ty đã liên hệ với bên đối tác hỗ trợ 30% nên giá máy chỉ còn khoảng 17 - 18 triệu đồng/máy. Do đó bà con trồng mía có nhu cầu mua máy thì mạnh dạn đăng ký để thực hiện cơ giới hóa, giúp tăng thu nhập cho bà con.
Việc ứng dụng máy vô chân mía sẽ đáp ứng nhu cầu đưa cơ giới hóa vào sản xuất mía đường, giảm được áp lực thiếu lao động thủ công những ngày cao điểm. Trước mắt, giúp nông dân tiết kiệm được chi phí, giảm giá thành sản xuất trong bối cảnh giá mía nguyên liệu sụt giảm, để người trồng mía an tâm sản xuất mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm

“Tôi phải năn nỉ mãi, bên thu mua mới tăng thêm 200 đồng/kg cá sơn. Vậy mà chuyến biển vẫn lỗ gần 30 triệu đồng”, anh Nguyễn Út (ngụ Sa Huỳnh, Quảng Ngãi), chủ tàu giã cào đôi QNg 947… TS than thở khi vừa bán xong hai tàu cá tại Cảng cá Thọ Quang (Đà Nẵng).

Ông Nguyễn Minh Khoa, Phó trưởng Trạm Thủy sản huyện Cao Lãnh cho biết, toàn huyện hiện có 124ha nuôi tôm, sản lượng thu hoạch 234 tấn, năng suất khoảng 1,8 tấn/ha. Riêng xã Nhị Mỹ có tổng điện tích 118ha, sản xuất 2 năm 3 vụ. Được sự hướng dẫn của các ngành chuyên môn, vụ tôm hiện tại đạt năng suất đạt khoảng 1,8 tấn/ha, lợi nhuận gấp 4 đến 5 lần so với trồng lúa”.

Theo kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y vùng IV, nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt thời gian qua của các hộ nuôi lồng bè trên sông Trà Khúc ở xã Tịnh Sơn (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) là do vi khuẩn gây bệnh đóm đỏ và hội chứng lở loét Aeromonas Sobria.

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.

Năm 2013 xuất khẩu (XK) tôm chân trắng đạt gần 1,58 tỉ USD, tăng 113% so với năm 2012 và chiếm 50,7% tổng giá trị XK tôm.