Sóc Trăng cứu giá ổi

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết, chương trình “Đồng hành cùng nông dân” do các bạn trẻ tại TP HCM triển khai sẽ giúp tiêu thụ khoảng 10 tấn ổi của bà con nông dân tại đây. Trước đó, chương trình này cũng đã giúp tiêu thụ hành tây Đà Lạt khi giá xuống thấp.
“Giá ổi sẽ được thu mua mỗi kg là 2.000 đồng, cao hơn mức 400 - 500 đồng một kg mà thương lái đưa ra. Tuy nhiên, với mức giá như trên thì người trồng ổi vẫn lỗ”, một cán bộ Phòng nông nghiệp huyện cho biết.
Ông Lữ Văn Tình, hộ trồng ổi lâu năm ở huyện Kế Sách cho biết: “Để có được một kg ổi thương thẩm, nông dân chúng tôi phải mất 3.000 - 4.000 đồng chi phí đầu tư. Lúc biết được thông tin ổi sẽ được giải cứu, chúng tôi rất mừng nhưng vẫn lo vì các khoản nợ vật tư nông nghiệp đã gần đến ngày phải trả”.
Theo ngành chức năng huyện Kế Sách, 10 tấn ổi được thu mua sẽ được vận chuyển lên TP HCM và phân bổ đến các điểm bán nằm trong chương trình “Đồng hành cùng nông dân”.
Phong trào trồng ổi ở huyện Kế Sách phát triển khoảng 10 năm nay, những năm đầu giá khá cao, có lúc đến 13.000-14.000 đồng một kg. Tuy nhiên mức giá này giảm dần khi diện tích tăng lên khoảng 1.000ha.
Cùng kỳ năm trước, giá ổi thấp nhất cũng được khoảng 2.000 đồng một kg, còn nay với mức giá này, mỗi tấn ổi chỉ bán được khoảng 400.000 - 500.000 đồng, trong khi đó chi phí thuê người thu hoạch đã lên đến gần 200.000 đồng mỗi người một ngày công, chưa kể tiền phân thuốc, công cán, tiền bọc xốp quả… khiến nhiều nông dân bỏ mặc ổi rụng đầy vườn không thu hoạch. Hiện tại, một số hộ đã bắt đầu chặt bỏ loại cây này để trồng cây ăn trái khác.
Có thể bạn quan tâm

Với 4 phiên tăng và 1 phiên giảm, giá cà phê Tây Nguyên tăng 500.000 đồng so với tuần trước, lên 43,8 triệu đồng/tấn.

Chính thức cho phép nuôi tôm chân trắng từ năm 2009, sau Việt Nam một năm nhưng chỉ sau 4 năm, Ấn Độ đã sản xuất thành công tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh (tôm SPF) nhằm gia tăng sản lượng và XK loài tôm đang ngày càng được ưa chuộng này.

Trạm Giống gia súc Long Mỹ (TGGSLM - tại xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn, Bình Định) đã chọn lọc, nhân giống và bảo tồn đàn giống vật nuôi gốc của tỉnh; tổ chức du nhập, nuôi khảo nghiệm, cung ứng các giống vật nuôi mới, năng suất cao, cùng với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người chăn nuôi đạt hiệu quả cao.

Những ngày này, người dân ương cá tra giống ở 2 xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đang khóc dở, mếu dở vì cá tra giống. Cá giống đã quá lứa nhưng bán giá rẻ cũng chẳng ai mua. Viễn cảnh phá sản, nợ nần chồng chất đang treo lơ lửng trên đầu người dân.

Châu Thành (Tiền Giang) có tổng diện tích vườn trồng cây ăn trái gần 12.000 ha, trong đó có 1.600 ha cây sapô. Trong đó, Kim Sơn là xã trồng nhiều nhất gần 600 ha. Thời gian gần đây, cây sapô "Mặc Bắc" Kim Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận.