Triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, vụ đông 2015
Vụ đông năm 2014, các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo tích cực, đã ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất ngô vụ đông. Diện tích ngô đông hơn 9 nghìn ha, đạt 101,4% kế hoạch, tăng gần 200ha so với vụ đông năm 2013; năng suất bình quân đạt 46,5 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha so với cùng kỳ; sản lượng đạt hơn 42 nghìn tấn, tăng hơn 1,1 nghìn tấn so với cùng kỳ. Diện tích rau và các cây trồng màu khác đều tăng so với vụ đông 2013. Các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp đạt hiệu quả như: Sản xuất dưa chuột Nhật, ớt, ngô giống…
Sản xuất vụ chiêm xuân năm 2014-2015 diện tích gieo trồng lúa, ngô vượt kế hoạch đề ra. Tổng diện tích lúa đã gieo cấy đạt hơn 37 nghìn ha, đạt 102,8% kế hoạch, tăng hơn 200ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó lúa lai đạt gần 20 nghìn ha, chiếm 52,8% diện tích, diện tích lúa chất lượng cao đạt 6,7 nghìn ha, chiếm 18% diện tích. Diện tích áp dụng thâm canh lúa cải tiến (SRI) đạt hơn 13 nghìn ha. Nhìn chung các trà lúa sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất bình quân ước đạt trên 58 tạ/ha. Các mô hình cánh đồng mẫu lớn liên kết sản xuất và tiêu thụ với các doanh nghiệp được nhân rộng.
Theo kế hoạch, vụ mùa năm 2015, toàn tỉnh gieo cấy 32.600ha lúa, trong đó diện tích lúa lai 15.000ha, lúa chất lượng cao 5.200ha, năng suất 51 tạ/ha, sản lượng 166,4 nghìn tấn; cây ngô 3.500ha, năng suất 45,4 tạ/ha, sản lượng 15,9 ngàn tấn, cây lạc 1.050ha, rau các loại 3.400ha. Vụ đông phấn đấu gieo trồng 9.000ha ngô, năng suất 46,5 tạ/ha, sản lượng 41,8 nghìn tấn, rau các loại 4.800 tấn, năng suất 145,8 tạ/ha, sản lượng 70 nghìn tấn.
Để phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với các địa phương các giải pháp: Tập trung đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời diễn biến của thời tiết, tình hình sản xuất, cơ chế chính sách để nhân dân biết và thực hiện; dự tính, dự báo chính xác và chỉ đạo phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại, đảm bảo an toàn cho sản xuất. Chỉ đạo chuẩn bị, cung ứng kịp thời, đảm bảo về số lượng và chất lượng các loại vật tư đầu vào phục vụ sản xuất. Tiến hành nạo vét kênh mương; tu sửa gia cố các cống, phai nước; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đảm bảo kịp thời đưa vào khai thác phục vụ sản xuất. Thực hiện đúng cơ cấu trà mùa vụ, toàn tỉnh sẽ bố trí 48% diện tích lúa cấy trà mùa sớm, 50% trà mùa trung, dưới 2% trà mùa muộn đảm bảo quỹ đất gieo trồng cây ngô đông xong trước ngày 30-9. Đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Trước tình trạng hàng ngàn nông dân trên khắp cả nước đang đua nhau nuôi chồn nhung đen, Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa có văn bản đề nghị sở NN-PTNT các tỉnh, thành kiểm soát việc nuôi và phát tán chồn nhung đen.
Trước tình trạng dưa hấu trong tỉnh An Giang “đụng” phải nguồn cung dưa hấu dồi dào từ một số tỉnh trong khu vực như: Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An…, nhiều hộ trồng dưa hấu ở Tri Tôn, Tịnh Biên đã chuyển hướng tự thu hoạch dưa hấu đưa đi tiêu thụ ở các chợ nông thôn hoặc bày bán dọc theo đường đi cho du khách.
Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.
Từ đầu tháng 7 đến nay, ngư dân các xã Cà Ná, Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) được mùa cá cơm. Mỗi ngày có trên 30 lượt tàu, thuyền địa phương và hàng trăm tàu, thuyền vãng lai khác cập cảng Cà Ná.
Một số bà con ở Trà Vinh đang nuôi một giống tép được coi là có sức đề kháng tốt, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt, loài tép này có khả năng không nhiễm các loại bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh gây hoại tử gan tuỵ. Loài thuỷ sản này có tên là tép bạc bông.