Trà Vinh tăng cường công tác thú y thủy sản
Từ đầu năm đến nay, các vùng nước mặn, lợ trong tỉnh thả nuôi trên 1,44 tỷ con tôm sú giống, diện tích 17.901ha; trên 1,29 tỷ con tôm thẻ chân trắng, diện tích 2.403ha. Tuy nhiên, có 309,4 triệu con tôm sú giống và 330 triệu con tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại.
Theo ngành chuyên môn tỉnh, nguyên nhân tôm bị thiệt hại là do nhiễm virus đốm trắng, gan tụy, phân trắng... ngoài ra, nguyên nhân chính cũng là do công tác thú y thủy sản của các địa phương còn yếu kém, nhiều tồn tại, bất cập chưa được khắc phục dẫn đến tình trạng tôm đã thiệt hại khắc phục chậm so với yêu cầu.
Để phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm thủy sản sang các nước, ông Phạm Minh Truyền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết: Ngày 17/11/2014, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có Chỉ thị số 9270/CT-BNN-TY về việc tăng cường công tác thú y thủy sản; Thông tư số 17/2014/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2014 của Bộ NN-PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi; Công văn số 1730/BNN-TY ngày 3/6/2014 của Bộ NN-PTNT về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
Năm 2015, tỉnh sẽ tập trung phòng, chống bệnh trên tôm nuôi nước măn, lợ. Trên cơ sở đó, sẽ rà soát, nâng cấp các phòng thử nghiệm của địa phương đạt chuẩn theo quy định. Rà soát, chấn chỉnh công tác kiểm dịch thủy sản đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản giống lưu thông trong và ngoài tỉnh, giảm thiểu thủ tục, tránh gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân khi vận chuyển thủy sản giống đi tiêu thụ; xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án, kế hoạch giám sát dịch bệnh, quan trắc cảnh báo môi trường để chủ động phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; tổ chức thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, sử dụng thuốc thú y để tránh các chất tồn dư, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm thủy sản; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc kinh doanh, sử dụng thuốc thú y, hóa chất cải tạo môi trường thủy sản; phòng chống dịch bệnh; kiểm dịch thủy sản và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên lĩnh vực thú y thủy sản.
Trước thực trạng tôm nuôi bị thiệt hại, Sở NN-PTNT đang chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường, thu mẫu giáp xác ở các tuyến sông đầu nguồn đại diện cho vùng nuôi thủy sản, theo dõi tình hình thả nuôi, thu hoạch và hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh các đối tượng thủy sản, tiếp tục tăng cường cán bộ tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn phòng trị bệnh trên tôm nuôi tại huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với việc buôn bán, chất lượng tôm giống thả nuôi, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học xử lý môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Cùng với đó, ngành chuyên môn, chính quyền địa phương cần tiến hành thông tin, tuyên truyền và hướng dẫn người nuôi không lạm dụng các loại thuốc thú y, hóa chất trong phòng trị bệnh và chỉ sử dụng thuốc thú y, hóa chất có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam; ngừng sử dụng thuốc thú y thủy sản trước khi thu hoạch theo đúng chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn để tránh tồn dư hóa chất trong sản phẩm, ảnh hướng tới sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 29-3, tại khu vực biển Ninh Chử - Bình Sơn, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức thả tôm sú giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, với số lượng 76 vạn con (post 25). Ngoài ra, Trung tâm giống hải sản cấp 1 cũng hỗ trợ thêm 8 vạn con giống tham gia chương trình.
Năm 1984, ông Phạm Quang Hành ở thôn Hòa Bình, xã Hùng Sơn (Thanh Miện - Hải Dương) nuôi thử 5 đàn ong để lấy mật bồi dưỡng sức khoẻ.
Với tổng diện tích tự nhiên 34.234 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp có 28.183 ha, chiếm 82,3%, huyện Ninh Phước đã xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế. Ngoài các mô hình trồng trọt, chăn nuôi triển khai thực hiện hiệu quả, những năm gần đây, Ninh Phước còn phát triển mô hình kinh tế trang trại với hình thức sản xuất đa dạng.
Chỉ với 1,5ha đất trồng mía, nhưng nhờ cần cù chịu khó, áp dụng phương pháp canh tác hiệu quả, nông dân Hồ Văn Thắng đã có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Ngay từ thời điểm bắt đầu thu hoạch vụ ĐX 2013, giá đậu phộng (lạc) ở Bình Định đã bị giảm đến 3.000 - 4.000 đ/kg so với năm 2012. Càng thu hoạch rộ, giá đậu phộng càng tuột sâu, hiện chỉ còn 17.000 - 18.000đ/kg. Đã rẻ, nhưng muốn bán cũng chẳng có người mua. Người trồng đậu phộng ở Bình Định đang nẫu ruột ôm đậu phộng ế.